“Tổ chức quyền lực nhà nước-Kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước” là chủ đề cuộc hội thảo quốc tế do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Viện Konrad Adenauer của Cộng hòa Liên bang Đức (KAS) tổ chức ngày 28/2 tại Hà Nội.
Mục tiêu của hội thảo là tạo diễn đàn để các chuyên gia quốc tế đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Philippines và các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia Việt Nam trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam là một Hiến pháp thành công xét trên nhiều phương diện, đã góp phần quan trọng trong việc đưa công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh và được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đời sống của người dân ngày càng được ấm no hạnh phúc.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong thời kỳ đầu đổi mới, đến nay, đất nước đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn và sâu sắc. Do đó, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cho phù hợp với tình hình mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ở lần sửa đổi này, trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội đã xác định 7 nhóm vấn đề cần tập trung nghiên cứu sửa đổi, trong số đó việc nghiên cứu, sửa đổi những nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước là một trong những vấn đề trọng tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ nhiệm vụ của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần phải làm rõ việc tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ nhằm hoàn thiện vị trí, chức năng của mỗi loại thiết chế trong bộ máy Nhà nước, mà còn phải hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước là một vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm và tôn trọng các quyền tự do của người dân, là những nền tảng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác Việt Nam đang đứng trước một bối cảnh mới của quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mới cũng có không ít thách thức.
Một trong những thách thức lớn nhất là nâng cao năng lực quản trị quốc gia, năng lực ban hành chính sách để góp phần tạo lợi thế cạnh tranh với những quốc gia khác. Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi đó, việc nghiên cứu kỹ mô hình tổ chức quyền lực nhà nước của các nước trên thế giới là một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Những kinh nghiệm quý báu, đa dạng từ những mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trên thế giới sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích đối với Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ mới.
Tại hội thảo, các chuyên gia luật pháp quốc tế đã chia sẻ một số kinh nghiệm về: những đặc trưng của cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở châu Âu và Cộng hòa Liên bang Đức; so sánh cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở các nước châu Á; vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước trong mô hình Tổng thống từ kinh nghiệm của Philippines; vai trò của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trong việc kiểm soát quyền lực; kinh nghiệm thực hiện Hiến pháp của Campuchia qua 18 năm.. ./.
Mục tiêu của hội thảo là tạo diễn đàn để các chuyên gia quốc tế đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Philippines và các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia Việt Nam trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam là một Hiến pháp thành công xét trên nhiều phương diện, đã góp phần quan trọng trong việc đưa công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh và được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đời sống của người dân ngày càng được ấm no hạnh phúc.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong thời kỳ đầu đổi mới, đến nay, đất nước đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn và sâu sắc. Do đó, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cho phù hợp với tình hình mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ở lần sửa đổi này, trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội đã xác định 7 nhóm vấn đề cần tập trung nghiên cứu sửa đổi, trong số đó việc nghiên cứu, sửa đổi những nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước là một trong những vấn đề trọng tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ nhiệm vụ của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần phải làm rõ việc tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ nhằm hoàn thiện vị trí, chức năng của mỗi loại thiết chế trong bộ máy Nhà nước, mà còn phải hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước là một vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm và tôn trọng các quyền tự do của người dân, là những nền tảng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác Việt Nam đang đứng trước một bối cảnh mới của quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mới cũng có không ít thách thức.
Một trong những thách thức lớn nhất là nâng cao năng lực quản trị quốc gia, năng lực ban hành chính sách để góp phần tạo lợi thế cạnh tranh với những quốc gia khác. Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi đó, việc nghiên cứu kỹ mô hình tổ chức quyền lực nhà nước của các nước trên thế giới là một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Những kinh nghiệm quý báu, đa dạng từ những mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trên thế giới sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích đối với Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ mới.
Tại hội thảo, các chuyên gia luật pháp quốc tế đã chia sẻ một số kinh nghiệm về: những đặc trưng của cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở châu Âu và Cộng hòa Liên bang Đức; so sánh cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở các nước châu Á; vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước trong mô hình Tổng thống từ kinh nghiệm của Philippines; vai trò của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trong việc kiểm soát quyền lực; kinh nghiệm thực hiện Hiến pháp của Campuchia qua 18 năm.. ./.
(TTXVN)