Chiều 25/4, Lễ ký kết Nghị định thư về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam và Israel đã diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ, coi đó là lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Với tinh thần hội nhập sâu rộng vào nền khoa học và công nghệ của khu vực và thế giới, Việt Nam đã và đang hoạch định các chiến lược phát triển khoa học và công nghệ để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
“Để đạt được mục tiêu này, vấn đề hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng, tạo ra những diễn đàn trao đổi hàn lâm và nền tảng hợp tác mới dựa trên tiềm năng và nhu cầu thực tế của mỗi nước, từng bước tạo ra những đột phá về khoa học và công nghệ,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Quân tin tưởng, Nghị định thư giữa hai Chính phủ Việt Nam và Israel sẽ tạo ra những cơ hội tốt để các nhà khoa học Việt Nam gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, từ đó hình thành các dự án theo các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, góp phần phát triển kinh tế mỗi nước.
Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng đến những khía cạnh của đời sống xã hội, tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho các nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống con người về mọi mặt và là chìa khóa cho sự thành công.
Đại sứ Meirav Eilon Shahar nhấn mạnh, Nghị định thư sẽ là kim chỉ nam để hai bên phấn đấu đạt được những mục tiêu chung; tìm kiếm cơ hội hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác.
Những năm qua, Israel đã và đang chuyển dịch sang nền kinh tế công nghệ cao. Với tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học đời sống, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông và một số công nghệ then chốt khác, Israel ngày nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu máy tính, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp./.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ, coi đó là lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Với tinh thần hội nhập sâu rộng vào nền khoa học và công nghệ của khu vực và thế giới, Việt Nam đã và đang hoạch định các chiến lược phát triển khoa học và công nghệ để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
“Để đạt được mục tiêu này, vấn đề hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng, tạo ra những diễn đàn trao đổi hàn lâm và nền tảng hợp tác mới dựa trên tiềm năng và nhu cầu thực tế của mỗi nước, từng bước tạo ra những đột phá về khoa học và công nghệ,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Quân tin tưởng, Nghị định thư giữa hai Chính phủ Việt Nam và Israel sẽ tạo ra những cơ hội tốt để các nhà khoa học Việt Nam gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, từ đó hình thành các dự án theo các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, góp phần phát triển kinh tế mỗi nước.
Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng đến những khía cạnh của đời sống xã hội, tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho các nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống con người về mọi mặt và là chìa khóa cho sự thành công.
Đại sứ Meirav Eilon Shahar nhấn mạnh, Nghị định thư sẽ là kim chỉ nam để hai bên phấn đấu đạt được những mục tiêu chung; tìm kiếm cơ hội hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác.
Những năm qua, Israel đã và đang chuyển dịch sang nền kinh tế công nghệ cao. Với tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học đời sống, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông và một số công nghệ then chốt khác, Israel ngày nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu máy tính, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)