Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Việt Nam hiện đứng thứ 12 trong 22 nước trên thế giới có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã cho biết như vậy tại Hội nghị Lao và Bệnh phổi khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 4 và Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 5 với chủ đề "Tối ưu hóa tiếp cận để áp dụng tốt các công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe phổi," do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức tối 10/4.
Bà Xuyên cho biết, mỗi năm, trung bình cả nước có khoảng 5.000 người bệnh lao kháng đa thuốc, một thể bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao kháng phần lớn các loại thuốc điều trị. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao thiếu ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến huyện.
Phát biểu tại hội nghị, có sự tham dự của gần 1.000 đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong nước và khu vực, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Bệnh lao ngày càng diễn biến phức tạp và kháng thuốc cao. Liên minh về bệnh lao đã gọi các chủng lao kháng thuốc là một trong những "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu." Vì vậy, hội nghị được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng các công nghệ và phương pháp tiếp cận nhằm kiểm soát hiệu quả hơn bệnh lao và bệnh phổi.
Đây cũng là cơ hội giao lưu, cập nhật kiến thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên ngành lao và bệnh phổi giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế nhằm phát triển chuyên ngành này tại Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước có nền y học phát triển trên thế giới.
Hội nghị diễn ra trong 4 ngày (10-13/4) với gần 250 báo cáo khoa học tập trung vào các nội dung như: Bệnh lao, ung thư phổi, hen suyễn, viêm phổi, thuốc lá và cai nghiện thuốc lá. Nhiều báo cáo thu hút được sự quan tâm của các đại biểu như: "Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản trong bệnh viện và ngoài cộng đồng," "Nghiên cứu kết quả chẩn đoán nguyên nhân đám mờ ngoại vi phổi bằng kỹ thuật sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Dương," "Viêm phổi bệnh viện," "Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ".../.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã cho biết như vậy tại Hội nghị Lao và Bệnh phổi khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 4 và Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 5 với chủ đề "Tối ưu hóa tiếp cận để áp dụng tốt các công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe phổi," do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức tối 10/4.
Bà Xuyên cho biết, mỗi năm, trung bình cả nước có khoảng 5.000 người bệnh lao kháng đa thuốc, một thể bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao kháng phần lớn các loại thuốc điều trị. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao thiếu ở tất cả các tuyến, nhất là tuyến huyện.
Phát biểu tại hội nghị, có sự tham dự của gần 1.000 đại biểu là các nhà khoa học hàng đầu trong nước và khu vực, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Bệnh lao ngày càng diễn biến phức tạp và kháng thuốc cao. Liên minh về bệnh lao đã gọi các chủng lao kháng thuốc là một trong những "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu." Vì vậy, hội nghị được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng các công nghệ và phương pháp tiếp cận nhằm kiểm soát hiệu quả hơn bệnh lao và bệnh phổi.
Đây cũng là cơ hội giao lưu, cập nhật kiến thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên ngành lao và bệnh phổi giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế nhằm phát triển chuyên ngành này tại Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước có nền y học phát triển trên thế giới.
Hội nghị diễn ra trong 4 ngày (10-13/4) với gần 250 báo cáo khoa học tập trung vào các nội dung như: Bệnh lao, ung thư phổi, hen suyễn, viêm phổi, thuốc lá và cai nghiện thuốc lá. Nhiều báo cáo thu hút được sự quan tâm của các đại biểu như: "Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản trong bệnh viện và ngoài cộng đồng," "Nghiên cứu kết quả chẩn đoán nguyên nhân đám mờ ngoại vi phổi bằng kỹ thuật sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Dương," "Viêm phổi bệnh viện," "Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ".../.
Thu Phương (TTXVN)