Việt Nam trong chính sách 'hướng Đông' của Hungary

Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary sẽ thăm chính thức Việt Nam, được cho là nằm trong kế hoạch đẩy mạnh chiến lược “hướng Đông” trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Việt Nam trong chính sách 'hướng Đông' của Hungary ảnh 1Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijjártó Peter trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. (Ảnh: Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Ngày 16/10, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijjártó Peter sẽ thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm Việt Nam-Hungary kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đồng thời nhằm nối lại các hoạt động ngoại giao giữa Hungary và Việt Nam bị gián đoạn do đại dịch COVID-19.

Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn thông báo cho biết Bộ trưởng Szijjártó Peter sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; thảo luận về chương trình hợp tác văn hóa với Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Bên cạnh đó, hai bên dự kiến sẽ có những trao đổi liên quan đến việc xây dựng trung tâm văn hóa Hungary tại Việt Nam;…

Đại sứ Hungary tại Việt Nam Őry Csaba cho biết, trong chuyến thăm, ông Szijjártó cũng dự lễ khánh thành con đường gốm sứ do Đại sứ quán nước này tài trợ xây dựng một phần.

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijjártó Peter được cho là nằm trong kế hoạch đẩy mạnh chiến lược “hướng Đông” trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijjártó Peter đã thực hiện một loạt chuyến thăm tới các nước châu Á khác như Trung Quốc (24/8), Bangladesh (10/9), Lào (11/9).

Theo ông Szijjártó, vai trò của "phương Đông" trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và mối quan hệ song phương cân bằng mà Hungary xây dựng với các nước ở phía Đông cũng sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Hungary. Ông Szijjártó nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đang định hình một trật tự kinh tế toàn cầu mới "trong đó Hungary muốn là một trong những nước chiến thắng".

Chuyến thăm Việt Nam của ông Szijjártó Peter cũng cho thấy Hungary coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam trong chính sách “hướng Đông” của mình. Đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và các doanh nghiệp của Hungary có xu hướng đa dạng hóa thị trường tiềm năng, một trong những xu hướng đó là đầu tư dịch chuyển sản xuất qua Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để các công ty Hungary tiếp cận thị trường Việt Nam. Ngược lại với doanh nghiệp Việt Nam, Hungary là một nước khá trung tâm tại châu Âu, nên việc tăng cường mối quan hệ với Hungary sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường các nước xung quanh, góp phần nâng cao thương hiệu Việt Nam tại các nước châu Âu trong thời gian tới.

[Infographics] Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Hungary

Về quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay, theo cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hungary, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hungary vẫn tăng mạnh trong 6 tháng dầu năm 2020. Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trên thế giới và Hungary trong thời gian qua, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hungary vẫn phát triển tốt đẹp.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Hungary trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 456,76 triệu USD, tăng 43,11% so cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 312,51 triệu USD, tăng 82,40%; trong tháng 6/2020 Việt Nam xuất khẩu hơn 90 triệu USD, tăng hơn 50% so với tháng 6/2019; nhập khẩu đạt hơn 144 triệu USD, giảm 2,42%. Việt Nam vẫn là nước xuất siêu 168 triệu USD, bằng 116,6% so với kim ngạch nhập khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary tập trung chủ yếu vào một số nhóm hàng sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị vận tải, dệt may, giày dép. Đây là những mặt hàng ít bị tác động bởi đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hungary nhóm hàng chủ yếu như máy móc thiết bị, dược phẩm.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, hai bên vẫn vướng mắc trong giải ngân gói tín dụng ưu đãi 500 triệu Euro mà Chính phủ Hungary dành cho Việt Nam. Đến nay, gói này đã giải ngân được 60 triệu Euro để xây dựng bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, còn 440 triệu Euro vẫn chưa được giải ngân. Ngoài ra, về vấn đề lao động, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Hungary. Hàng chục nghìn người đã mất việc làm và những người bị ảnh hưởng đầu tiên là lao động nước ngoài vì hợp đồng của họ rất dễ bị chấm dứt. Hiện có khoảng 2.700 lao động người Việt Nam làm việc tại Hungary.

Vì vậy, chuyến thăm thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijjártó Peter là cơ hội để hai bên thảo luận nhằm tháo gỡ những vướng mắc trên cũng như tăng cường quan hệ ngoại giao, hợp tác về văn hóa giữa hai nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát của toà nhà bị trúng tên lửa Nga ở Zaporizhzhia, Ukraine ngày 10/12/2024. (Ảnh: AA/TTXVN)

Máy bay Nga bắn hạ 4 tên lửa Ukraine ở tỉnh Kursk

Thông báo từ Trụ sở điều hành hoạt động quân sự của Nga ở tỉnh Kursk có đoạn: “Hôm nay, 4 tên lửa Ukraine đã bị bắn hạ vào những thời điểm khác nhau trên bầu trời tỉnh Kursk. Nhờ các máy bay chiến đấu phòng không."

Trực thăng quân sự được trưng bày tại Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 32 ở thành phố Kielce, Ba Lan, ngày 3/9/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan

Đại biện lâm thời Ba Lan tại Ukraine Piotr Lukasiewicz xác nhận một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan, và nhà máy đặt tại vị trí cách xa Nga.