14 quốc gia gồm 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có chủ nhà Việt Nam cùng các nước đối thoại: Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ sẽ tham dự hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4.
Sự kiện này có chủ đề "Truyền thống, đổi mới, kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á" diễn ra từ ngày 15-18/3 tại Thái Nguyên với sự tham gia của hơn 200 khách mời quốc tế, trong nước và khoảng 100 nghệ nhân nghề dệt truyền thống.
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 12/3 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Văn Tình cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện lớn về dệt truyền thống khu vực ASEAN, góp phần giới thiệu những nét tinh túy nhất của nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Sự kiện góp phần mở ra cơ hội giao thoa, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước bạn trong nghề dệt truyền thống.
Phía chủ nhà Việt Nam có sự tham dự của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nghệ nhân các làng nghề dệt, thêu truyền thống của 11 dân tộc, các nghệ nhân, nhà thiết kế, sản xuất, nhà khoa học quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống.
Trong khuôn khổ sự kiện bao gồm hội thảo khoa học về 2 chủ đề chính: Từ làng dệt truyền thống đến công nghiệp nhẹ và bảo tồn, phát huy đồ dệt thêu trong bảo tàng với hàng chục tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất. Bên cạnh đó là trưng bày về quá trình phát triển của nghề dệt may từ thời kỳ vỏ cây, tự cung tự cấp đến thời kỳ sản xuất công nghiệp; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, bộ sưu tập thời trang truyền thống các quốc gia tham dự.
Các nghệ nhân Việt Nam sẽ trình diễn dệt vải truyền thống như dệt vải lanh của dân tộc Mông, vải thổ cẩm của người Pà Thẻn, Tày, Nùng, Thái, Mường, Ê đê, M'nông, Chăm và dệt lụa tơ tằm của người Kinh, Khmer.
Ban tổ chức cũng sắp xếp các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian truyền thống gắn với không gian văn hóa các làng nghề dệt truyền thống như múa rối nước, trưng bày, biểu diễn nhạc cụ Việt Nam làm từ tre, trúc, nứa, đá; hát chầu văn, quan họ, chèo cho đến múa sạp, xòe (dân tộc Thái), cồng chiêng Tây Nguyên, múa khèn, hát dân ca... để bạn bè quốc tế hiểu hơn về văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc/.
Sự kiện này có chủ đề "Truyền thống, đổi mới, kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á" diễn ra từ ngày 15-18/3 tại Thái Nguyên với sự tham gia của hơn 200 khách mời quốc tế, trong nước và khoảng 100 nghệ nhân nghề dệt truyền thống.
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 12/3 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Văn Tình cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện lớn về dệt truyền thống khu vực ASEAN, góp phần giới thiệu những nét tinh túy nhất của nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Sự kiện góp phần mở ra cơ hội giao thoa, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước bạn trong nghề dệt truyền thống.
Phía chủ nhà Việt Nam có sự tham dự của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nghệ nhân các làng nghề dệt, thêu truyền thống của 11 dân tộc, các nghệ nhân, nhà thiết kế, sản xuất, nhà khoa học quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống.
Trong khuôn khổ sự kiện bao gồm hội thảo khoa học về 2 chủ đề chính: Từ làng dệt truyền thống đến công nghiệp nhẹ và bảo tồn, phát huy đồ dệt thêu trong bảo tàng với hàng chục tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất. Bên cạnh đó là trưng bày về quá trình phát triển của nghề dệt may từ thời kỳ vỏ cây, tự cung tự cấp đến thời kỳ sản xuất công nghiệp; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, bộ sưu tập thời trang truyền thống các quốc gia tham dự.
Các nghệ nhân Việt Nam sẽ trình diễn dệt vải truyền thống như dệt vải lanh của dân tộc Mông, vải thổ cẩm của người Pà Thẻn, Tày, Nùng, Thái, Mường, Ê đê, M'nông, Chăm và dệt lụa tơ tằm của người Kinh, Khmer.
Ban tổ chức cũng sắp xếp các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian truyền thống gắn với không gian văn hóa các làng nghề dệt truyền thống như múa rối nước, trưng bày, biểu diễn nhạc cụ Việt Nam làm từ tre, trúc, nứa, đá; hát chầu văn, quan họ, chèo cho đến múa sạp, xòe (dân tộc Thái), cồng chiêng Tây Nguyên, múa khèn, hát dân ca... để bạn bè quốc tế hiểu hơn về văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc/.
Thanh Giang (TTXVN)