Ngày 20/10, Hội nghị lần thứ 2 Quan chức cao cấp Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) về giáo dục cơ bản đã kết thúc sau 3 ngày làm việc tại thành phố Đà Nẵng.
Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục hòa nhập tại các nước Đông Nam Á," hội nghị lần này thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện quan chức cấp cao SEAMEO về giáo dục cơ bản của các nước thành viên và thành viên liên kết của SEAMEO, Ban Thư ký SEAMEO, đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung giới thiệu những nét cơ bản về thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của mỗi nước, chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình tổ chức giáo dục hòa nhập đã triển khai và đề xuất hướng liên kết, hợp tác về giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới. Hội nghị cũng là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cơ bản Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về tiến trình đổi mới và hợp tác trong khu vực về lĩnh vực này.
Tham luận tại hội nghị của thạc sỹ Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó 3,6 triệu là phụ nữ và hơn 5 triệu người sống ở nông thôn. Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ 27%; trẻ khuyết tật vận động 20%; trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%; khiếm thính 12,43%; khiếm thị 12%; các loại khuyết tật khác 7%; trẻ đa tật chiếm 12,62%, trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%.
Nguyên nhân gây khuyết tật của trẻ em là bẩm sinh chiếm 72,38%, do bệnh chiếm 24,34%, do tai nạn chiếm 3,93%, trong khi sinh 2,28%. Ở cấp tiểu học, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu học sinh người dân tộc thiểu số, trong đó có khoảng 30% chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt; có khoảng 150.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lao động sớm, trẻ em lang thang đường phố.
Giáo dục khuyết tật Việt Nam có 3 phương thức: Giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Giáo dục chuyên biệt được tổ chức tại 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập được thực hiện với tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, đã ký tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật,” khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Việt Nam tập trung ưu tiên chăm sóc và giáo dục cho nhóm các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; nhóm trẻ em khuyết tật; nhóm các dân tộc thiểu số; nhóm dân cư nghèo, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lang thang đường phố, nhóm trẻ em gái.
Nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật” và “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người, giai đoạn 2003-2015,” Việt Nam đã xác định kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập trong thời gian tới.
Đó là, đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục hòa nhập; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục hòa nhập; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục hòa nhập; đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hòa nhập; xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục hòa nhập; xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu, thiết bị giáo dục hòa nhập; hình thành hệ thống dịch vụ chuyên môn hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật.
Hội nghị SEAMEO được tổ chức hàng năm và Hội nghị lần thứ 3 sẽ tổ chức tại Thái Lan vào năm 2012./.
Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục hòa nhập tại các nước Đông Nam Á," hội nghị lần này thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện quan chức cấp cao SEAMEO về giáo dục cơ bản của các nước thành viên và thành viên liên kết của SEAMEO, Ban Thư ký SEAMEO, đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung giới thiệu những nét cơ bản về thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của mỗi nước, chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình tổ chức giáo dục hòa nhập đã triển khai và đề xuất hướng liên kết, hợp tác về giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới. Hội nghị cũng là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cơ bản Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về tiến trình đổi mới và hợp tác trong khu vực về lĩnh vực này.
Tham luận tại hội nghị của thạc sỹ Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó 3,6 triệu là phụ nữ và hơn 5 triệu người sống ở nông thôn. Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ 27%; trẻ khuyết tật vận động 20%; trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%; khiếm thính 12,43%; khiếm thị 12%; các loại khuyết tật khác 7%; trẻ đa tật chiếm 12,62%, trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%.
Nguyên nhân gây khuyết tật của trẻ em là bẩm sinh chiếm 72,38%, do bệnh chiếm 24,34%, do tai nạn chiếm 3,93%, trong khi sinh 2,28%. Ở cấp tiểu học, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu học sinh người dân tộc thiểu số, trong đó có khoảng 30% chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt; có khoảng 150.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lao động sớm, trẻ em lang thang đường phố.
Giáo dục khuyết tật Việt Nam có 3 phương thức: Giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Giáo dục chuyên biệt được tổ chức tại 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập được thực hiện với tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, đã ký tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật,” khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Việt Nam tập trung ưu tiên chăm sóc và giáo dục cho nhóm các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; nhóm trẻ em khuyết tật; nhóm các dân tộc thiểu số; nhóm dân cư nghèo, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em lang thang đường phố, nhóm trẻ em gái.
Nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật” và “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người, giai đoạn 2003-2015,” Việt Nam đã xác định kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập trong thời gian tới.
Đó là, đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục hòa nhập; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục hòa nhập; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục hòa nhập; đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hòa nhập; xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục hòa nhập; xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu, thiết bị giáo dục hòa nhập; hình thành hệ thống dịch vụ chuyên môn hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật.
Hội nghị SEAMEO được tổ chức hàng năm và Hội nghị lần thứ 3 sẽ tổ chức tại Thái Lan vào năm 2012./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)