Ngày 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà xuất khẩu gạo đồ (parboiled) thế giới đã có buổi hội thảo bàn về xu hướng phát triển thị trường gạo này. Đây là cuộc hội thảo được tổ chức trước phiên khai mạc Hội nghị thương mại xuất khẩu gạo thế giới 2011, sẽ được khai mạc vào sáng 20/10.
Phát biểu tại hội thảo, các nhà sản xuất, xuất khẩu gạo đồ đến từ Ấn Độ đánh giá Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường gạo đồ của thế giới.
Theo ông Subramanian, chuyên gia ngành gạo đến từ Ấn Độ, trước đây nhiều nơi không ăn gạo đồ bởi giá cao hơn 70-80 USD/tấn so với gạo trắng 5% tấm. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về loại gạo này đã quay trở lại nhờ sự vượt trội về dưỡng chất so với gạo trắng từ 10-20%, hơn nữa gạo trắng thường bị vỡ sau khi chế biến là 30%, trong khi gạo đồ chỉ có 10%, vì vậy các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng đã để ý tới thị trường này nhiều hơn.
Riêng Việt Nam đã có 1 nhà máy sản xuất gạo đồ, năm 2012 sẽ là 2 nhà máy và trong tương lai gần sẽ tăng lên 3 nhà máy sản xuất gạo đồ xuất khẩu.
Ông S.S Aggarwal đến từ Công ty Overview (Ấn Độ) cũng cho biết thêm, công ty của ông hiện có hơn 2.000 nhà máy chế biến gạo đồ được vận hành ở khắp nơi trên thế giới và chuyên sản xuất các thiết bị dây chuyền sản xuất gạo đồ, hiện Công ty Overview đã đầu tư sản xuất gạo đồ tại Việt Nam và đang có nhiều thông tin yêu cầu cung cấp thiết bị sản xuất gạo đồ tại Việt Nam.
Gạo đồ thường cho cơm khô, cơm có thể ăn bằng tay nên được người đạo Hồi ưa chuộng. Cách thức để sản xuất gạo này là lúa tươi thu hoạch về được xử lý tạp chất rồi đem luộc (hấp) hoặc có thể sấy, sau đó đem phơi khô trở lại trước khi được đưa vào máy để xay, tách vỏ trấu trước khi đóng gói. Do chỉ bỏ vỏ trấu nên khả năng thu hồi từ lúa đến gạo đồ cao hơn gạo thường khoảng 80%.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), từ năm 2011, Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất gạo đồ xuất khẩu từ 300.000 đến 400.000 tấn. Hiện nay chất lượng gạo đồ của Việt Nam đang được đánh giá tốt hơn và có lợi thế cạnh tranh hơn gạo đồ của một số nước trong khu vực.
Để bảo nguồn cung cho các nhà máy sản xuất, VFA đang cùng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy./.
Phát biểu tại hội thảo, các nhà sản xuất, xuất khẩu gạo đồ đến từ Ấn Độ đánh giá Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường gạo đồ của thế giới.
Theo ông Subramanian, chuyên gia ngành gạo đến từ Ấn Độ, trước đây nhiều nơi không ăn gạo đồ bởi giá cao hơn 70-80 USD/tấn so với gạo trắng 5% tấm. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về loại gạo này đã quay trở lại nhờ sự vượt trội về dưỡng chất so với gạo trắng từ 10-20%, hơn nữa gạo trắng thường bị vỡ sau khi chế biến là 30%, trong khi gạo đồ chỉ có 10%, vì vậy các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng đã để ý tới thị trường này nhiều hơn.
Riêng Việt Nam đã có 1 nhà máy sản xuất gạo đồ, năm 2012 sẽ là 2 nhà máy và trong tương lai gần sẽ tăng lên 3 nhà máy sản xuất gạo đồ xuất khẩu.
Ông S.S Aggarwal đến từ Công ty Overview (Ấn Độ) cũng cho biết thêm, công ty của ông hiện có hơn 2.000 nhà máy chế biến gạo đồ được vận hành ở khắp nơi trên thế giới và chuyên sản xuất các thiết bị dây chuyền sản xuất gạo đồ, hiện Công ty Overview đã đầu tư sản xuất gạo đồ tại Việt Nam và đang có nhiều thông tin yêu cầu cung cấp thiết bị sản xuất gạo đồ tại Việt Nam.
Gạo đồ thường cho cơm khô, cơm có thể ăn bằng tay nên được người đạo Hồi ưa chuộng. Cách thức để sản xuất gạo này là lúa tươi thu hoạch về được xử lý tạp chất rồi đem luộc (hấp) hoặc có thể sấy, sau đó đem phơi khô trở lại trước khi được đưa vào máy để xay, tách vỏ trấu trước khi đóng gói. Do chỉ bỏ vỏ trấu nên khả năng thu hồi từ lúa đến gạo đồ cao hơn gạo thường khoảng 80%.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), từ năm 2011, Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất gạo đồ xuất khẩu từ 300.000 đến 400.000 tấn. Hiện nay chất lượng gạo đồ của Việt Nam đang được đánh giá tốt hơn và có lợi thế cạnh tranh hơn gạo đồ của một số nước trong khu vực.
Để bảo nguồn cung cho các nhà máy sản xuất, VFA đang cùng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)