Trả lời phỏng vấn của TTXVN và Đài THVN nhân dịp tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP-17) đang diễn ra tại thành phố Durban của Nam Phi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự COP-17, khẳng định Việt Nam tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động của hội nghị.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, đoàn Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về các chiến lược và nguyên tắc đàm phán; đồng thời tham gia tích cực vào tất cả các tiểu ban kỹ thuật để chuẩn bị văn kiện cho hội nghị cấp cao.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương để trao đổi về các vấn đề của hội nghị; mở rộng sự phối hợp và hợp tác với các nước trong việc triển khai các thỏa thuận đạt được tại COP-15 ở Copenhagen, Đan Mạch, COP-16 ở Cancun, Mexico, cũng như đối với những vấn đề đang được thảo luận tại COP-17.
Thứ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định là một nước đang phát triển và là một bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam có trách nhiệm cùng cộng đồng thế giới triển khai và thực hiện những cam kết đạt được tại các kỳ hội nghị trước.
Việt Nam ủng hộ quan điểm của các nước đang phát triển và quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) trong việc triển khai thực hiện các cam kết và sáng kiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam cho rằng hội nghị năm nay mang "hơi thở" của một diễn đàn đa phương, nơi thể hiện mọi quan điểm và lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian hội nghị, Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về thực trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam, cũng như những thành công, chính sách và lộ trình của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng được nhiều văn bản pháp lý quan trọng mang tính dài hạn, trong đó đáng chú ý nhất là Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trước thềm hội nghị Durban. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất liên quan đến chủ trương, chính sách và định hướng dài hạn của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đến năm 2050.
Việt Nam cũng là một trong ít quốc gia trên thế giới đã có sự chuẩn bị kỹ càng và đưa ra được các chính sách, định hướng dài hạn cho vấn đề chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu lớn nhất là triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ hy vọng, thông qua các cuộc thảo luận song phương và đa phương, Việt Nam góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi đi đến các thỏa thuận, cam kết chung, nhất là những thỏa thuận liên quan đến Nghị định thư Kyoto và giai đoạn hai của văn kiện quan trọng này.
Tại hội nghị, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan điểm và kinh nghiệm đàm phán; tích cực trao đổi, chia sẻ ý kiến về vấn đề biến đổi khí hậu với các nước thanh viên nhóm G77+Trung Quốc; phối hợp với các nước lựa chọn những lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Việt Nam mong muốn hội nghị Durban sẽ đạt được thỏa thuận chung mang tính toàn cầu về chống biến đổi khí hậu trên cơ sở pháp lý chung. Ngoài ra, Việt Nam cũng ủng hộ chủ trương triển khai các biện pháp hợp tác song phương và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác phù hợp.
Đặc biệt tại COP-17, đoàn Việt Nam đã phối hợp với các nước Bắc Âu tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, vấn đề tài chính; đồng thời thông qua dự án thí điểm môi trường đối với ngành sản xuất ximăng ở Việt Nam.
Tại các cuộc tiếp xúc với đoàn Nhật Bản, Phần Lan, Đan Mạch, Mỹ và Thụy Điển, tất cả các nước đều bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ xây dựng các biện pháp và hành động cụ thể trong lĩnh vực khí hậu và môi trường. Vì vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, kinh nghiệm từ các nước để nâng cao hơn nữa năng lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, đoàn Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về các chiến lược và nguyên tắc đàm phán; đồng thời tham gia tích cực vào tất cả các tiểu ban kỹ thuật để chuẩn bị văn kiện cho hội nghị cấp cao.
Trong thời gian diễn ra hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương để trao đổi về các vấn đề của hội nghị; mở rộng sự phối hợp và hợp tác với các nước trong việc triển khai các thỏa thuận đạt được tại COP-15 ở Copenhagen, Đan Mạch, COP-16 ở Cancun, Mexico, cũng như đối với những vấn đề đang được thảo luận tại COP-17.
Thứ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định là một nước đang phát triển và là một bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam có trách nhiệm cùng cộng đồng thế giới triển khai và thực hiện những cam kết đạt được tại các kỳ hội nghị trước.
Việt Nam ủng hộ quan điểm của các nước đang phát triển và quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) trong việc triển khai thực hiện các cam kết và sáng kiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam cho rằng hội nghị năm nay mang "hơi thở" của một diễn đàn đa phương, nơi thể hiện mọi quan điểm và lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian hội nghị, Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về thực trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam, cũng như những thành công, chính sách và lộ trình của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng được nhiều văn bản pháp lý quan trọng mang tính dài hạn, trong đó đáng chú ý nhất là Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trước thềm hội nghị Durban. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất liên quan đến chủ trương, chính sách và định hướng dài hạn của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đến năm 2050.
Việt Nam cũng là một trong ít quốc gia trên thế giới đã có sự chuẩn bị kỹ càng và đưa ra được các chính sách, định hướng dài hạn cho vấn đề chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu lớn nhất là triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ hy vọng, thông qua các cuộc thảo luận song phương và đa phương, Việt Nam góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi đi đến các thỏa thuận, cam kết chung, nhất là những thỏa thuận liên quan đến Nghị định thư Kyoto và giai đoạn hai của văn kiện quan trọng này.
Tại hội nghị, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan điểm và kinh nghiệm đàm phán; tích cực trao đổi, chia sẻ ý kiến về vấn đề biến đổi khí hậu với các nước thanh viên nhóm G77+Trung Quốc; phối hợp với các nước lựa chọn những lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Việt Nam mong muốn hội nghị Durban sẽ đạt được thỏa thuận chung mang tính toàn cầu về chống biến đổi khí hậu trên cơ sở pháp lý chung. Ngoài ra, Việt Nam cũng ủng hộ chủ trương triển khai các biện pháp hợp tác song phương và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác phù hợp.
Đặc biệt tại COP-17, đoàn Việt Nam đã phối hợp với các nước Bắc Âu tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, vấn đề tài chính; đồng thời thông qua dự án thí điểm môi trường đối với ngành sản xuất ximăng ở Việt Nam.
Tại các cuộc tiếp xúc với đoàn Nhật Bản, Phần Lan, Đan Mạch, Mỹ và Thụy Điển, tất cả các nước đều bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ xây dựng các biện pháp và hành động cụ thể trong lĩnh vực khí hậu và môi trường. Vì vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, kinh nghiệm từ các nước để nâng cao hơn nữa năng lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)