Trong hai ngày 19 và 20/11, Lễ hội ngôn ngữ quốc tế lần thứ 37 đã diễn ra tại thành phố Tours, miền Trung nước Pháp, với sự tham gia của hơn 40 hiệp hội thúc đẩy các ngôn ngữ khác nhau và 10 công ty du lịch và Trung tâm giảng dạy ngoại ngữ chuyên nghiệp.
Việt Nam tham dự sự kiện này với hai gian hàng giới thiệu văn hóa, ngôn ngữ và ẩm thực Việt Nam cùng nhiều hoạt động hội thảo, chiếu phim về Việt Nam thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Lễ hội ngôn ngữ quốc tế được tổ chức hàng năm tại thành phố Tours của Pháp từ năm 1995 đến nay với mục tiêu thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ, từ đó đưa mọi người lại gần nhau hơn. Năm nay, lễ hội ngôn ngữ quy tụ hơn 40 ngôn ngữ khác nhau, với nhiều hoạt động trưng bày, biểu diễn, chiều phim, hội thảo … Đặc biệt, mỗi giờ trong hai ngày hội thảo được dành giới thiệu nét đặc trưng của một ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Arập, tiếng Esperanto, tiếng Việt…
Tiếng Việt được biết đến và tham dự Lễ hội ngôn ngữ quốc tế từ năm 2006 đến nay, bởi vai trò của Hiệp hội Touraine-Việt Nam, nơi tụ họp những người Pháp tại thành phố Tours yêu Việt nam cùng các bạn Việt, sinh viên và người Việt Nam sinh sống và học tập tại đây. Hai gian hàng Việt nam được đặt giữa sảnh trưng bày luôn tấp nập khách thăm quan. Một số người Pháp tại thành phố này khi gặp các phóng viên Việt Nam vui vẻ kể về những chuyến du lịch sang Việt Nam và những kỷ niệm sâu sắc của họ với đất nước, con người Việt Nam.
Tại lễ hội năm nay, ngoài hoạt động trưng bày, hội thảo về tiếng Việt, hiệp hội Touraine-Việt Nam còn trình chiếu cho bạn bè Pháp và quốc tế băng hình về Tết cổ truyền Việt Nam. Giải thích về việc lựa chọn phim video trình chiếu về Tết Việt Nam tại sự kiện này, Chủ tịch Hiệp hội Touraine-Việt Nam Jean Jacques Rousselle cho biết Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, với nhiều phong tục tập quán đặc trưng của người Việt, có phong tục cúng lễ tổ tiên, gia đình tụ họp sau một năm lao động hoặc phải xa cách.
Ông Rousselle nhấn mạnh chiếu phim về Tết Việt Nam là để người Pháp hiểu rằng có một Việt Nam phát triển, một đời sống tình cảm với nhiều phong tục truyền thống đáng quý, gia đình đầm ấm và mọi người người quây quần bên nhau. Để từ đó người Pháp có cái nhìn mới về Việt Nam hôm nay./.
Việt Nam tham dự sự kiện này với hai gian hàng giới thiệu văn hóa, ngôn ngữ và ẩm thực Việt Nam cùng nhiều hoạt động hội thảo, chiếu phim về Việt Nam thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Lễ hội ngôn ngữ quốc tế được tổ chức hàng năm tại thành phố Tours của Pháp từ năm 1995 đến nay với mục tiêu thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ, từ đó đưa mọi người lại gần nhau hơn. Năm nay, lễ hội ngôn ngữ quy tụ hơn 40 ngôn ngữ khác nhau, với nhiều hoạt động trưng bày, biểu diễn, chiều phim, hội thảo … Đặc biệt, mỗi giờ trong hai ngày hội thảo được dành giới thiệu nét đặc trưng của một ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Arập, tiếng Esperanto, tiếng Việt…
Tiếng Việt được biết đến và tham dự Lễ hội ngôn ngữ quốc tế từ năm 2006 đến nay, bởi vai trò của Hiệp hội Touraine-Việt Nam, nơi tụ họp những người Pháp tại thành phố Tours yêu Việt nam cùng các bạn Việt, sinh viên và người Việt Nam sinh sống và học tập tại đây. Hai gian hàng Việt nam được đặt giữa sảnh trưng bày luôn tấp nập khách thăm quan. Một số người Pháp tại thành phố này khi gặp các phóng viên Việt Nam vui vẻ kể về những chuyến du lịch sang Việt Nam và những kỷ niệm sâu sắc của họ với đất nước, con người Việt Nam.
Tại lễ hội năm nay, ngoài hoạt động trưng bày, hội thảo về tiếng Việt, hiệp hội Touraine-Việt Nam còn trình chiếu cho bạn bè Pháp và quốc tế băng hình về Tết cổ truyền Việt Nam. Giải thích về việc lựa chọn phim video trình chiếu về Tết Việt Nam tại sự kiện này, Chủ tịch Hiệp hội Touraine-Việt Nam Jean Jacques Rousselle cho biết Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, với nhiều phong tục tập quán đặc trưng của người Việt, có phong tục cúng lễ tổ tiên, gia đình tụ họp sau một năm lao động hoặc phải xa cách.
Ông Rousselle nhấn mạnh chiếu phim về Tết Việt Nam là để người Pháp hiểu rằng có một Việt Nam phát triển, một đời sống tình cảm với nhiều phong tục truyền thống đáng quý, gia đình đầm ấm và mọi người người quây quần bên nhau. Để từ đó người Pháp có cái nhìn mới về Việt Nam hôm nay./.
(TTXVN/Vietnam+)