Cuộc hội thảo bàn về tình hình lương thực thế giới - do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Hiệp hội ASEAN, Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) tổ chức ở Bangkok, thu hút sự tham dự của các đại diện đến từ 20 nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cùng với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, tổ chức liên chính phủ và quốc tế khác.
Diễn ra trong bối cảnh các nhà kinh tế hàng đầu của FAO cảnh báo giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao kỷ lục trong thời gian tới do giá dầu thô cao, các đại biểu tham dự cuộc họp đã chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong việc ứng phó với vấn đề liên quan, một số bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng 2007-2008.
Từ đó đề ra các chính sách hỗ trợ, sáng kiến hợp tác và kế hoạch hành động thích hợp để giảm thiểu những tác động của tình trạng giá cả leo thang đến cuộc sống của người dân.
Hội nghị kéo dài hai ngày 9-10/3 này mở đầu cho một loạt các cuộc họp và hội thảo do FAO tổ chức ở nhiều khu vực trên thế giới từ nay cho đến tháng 6/2011 để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, khi sản lượng lương thực thế giới có thể chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng quá nhanh trong những thập niên tới.
Trong lúc giá dầu thô tiếp tục cao và lũ lụt và hạn hán có thể xảy ra nhiều hơn, các nhà kinh tế của FAO kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục đầu tư nhiều vào nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực toàn cầu nhằm cải thiện an ninh lương thực.
Sản lượng lương thực thế giới phải tăng 70% so với hiện nay vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới, dự kiến sẽ tăng từ 6,9 tỷ người hiện nay lên 9,1 tỷ người vào thời gian đó.
Phát biểu bên lề cuộc họp với phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cho dù không còn trong diện nhận được viện trợ của nước ngoài nữa, song Việt Nam mong muốn các nước, nhất là các nước có công nghệ và kỹ thuật hiện đại, tiếp tục hợp tác hỗ trợ trong phát triển nghiên cứu và sản xuất lúa gạo để tăng sản lượng.
Đồng thời, các nước và các tổ chức quốc tế cũng cần đẩy mạnh chia sẻ thông tin về những giống lúa mới, về vấn đề đối phó với sự biến đổi khí hậu, về kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và cơ giới hóa.
Trong khi đó, trước việc giá lương thực tháng Hai vẫn tăng trong tháng thứ tám liên tiếp và đã lên đến mức cao nhất ghi nhận được từ trước đến nay, Hiệp hội ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến thành lập kho dự trữ gạo chiến lược. Còn Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng lương thực dự trữ từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực./.
Diễn ra trong bối cảnh các nhà kinh tế hàng đầu của FAO cảnh báo giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao kỷ lục trong thời gian tới do giá dầu thô cao, các đại biểu tham dự cuộc họp đã chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong việc ứng phó với vấn đề liên quan, một số bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng 2007-2008.
Từ đó đề ra các chính sách hỗ trợ, sáng kiến hợp tác và kế hoạch hành động thích hợp để giảm thiểu những tác động của tình trạng giá cả leo thang đến cuộc sống của người dân.
Hội nghị kéo dài hai ngày 9-10/3 này mở đầu cho một loạt các cuộc họp và hội thảo do FAO tổ chức ở nhiều khu vực trên thế giới từ nay cho đến tháng 6/2011 để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, khi sản lượng lương thực thế giới có thể chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng quá nhanh trong những thập niên tới.
Trong lúc giá dầu thô tiếp tục cao và lũ lụt và hạn hán có thể xảy ra nhiều hơn, các nhà kinh tế của FAO kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục đầu tư nhiều vào nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực toàn cầu nhằm cải thiện an ninh lương thực.
Sản lượng lương thực thế giới phải tăng 70% so với hiện nay vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới, dự kiến sẽ tăng từ 6,9 tỷ người hiện nay lên 9,1 tỷ người vào thời gian đó.
Phát biểu bên lề cuộc họp với phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cho dù không còn trong diện nhận được viện trợ của nước ngoài nữa, song Việt Nam mong muốn các nước, nhất là các nước có công nghệ và kỹ thuật hiện đại, tiếp tục hợp tác hỗ trợ trong phát triển nghiên cứu và sản xuất lúa gạo để tăng sản lượng.
Đồng thời, các nước và các tổ chức quốc tế cũng cần đẩy mạnh chia sẻ thông tin về những giống lúa mới, về vấn đề đối phó với sự biến đổi khí hậu, về kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và cơ giới hóa.
Trong khi đó, trước việc giá lương thực tháng Hai vẫn tăng trong tháng thứ tám liên tiếp và đã lên đến mức cao nhất ghi nhận được từ trước đến nay, Hiệp hội ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến thành lập kho dự trữ gạo chiến lược. Còn Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng lương thực dự trữ từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực./.
T.N. Tiến (Vietnam+)