Việt Nam cùng đại diện của 80 nước xuất khẩu và nhập khẩu càphê đã dự phiên họp lần thứ 107 của Tổ chức càphê thế giới (ICO) tại thủ đô London, Anh, từ ngày 26-30/9 nhằm bàn thảo về tổ chức bộ máy của ICO nhiệm kỳ mới; đánh giá tình hình thị trường càphê thế giới; dự báo sản lượng niên vụ 2011/12 và chính sách càphê của mỗi quốc gia.
Theo số liệu thống kê của ICO, trong năm 2010, tổng lượng càphê xuất khẩu của các nước trên thế giới đạt 92,5 triệu bao (60kg/bags), sản lượng bình quân trong 4 năm từ 2007 đến 2010 là hơn 93 triệu bao. Trong đó, Brazil đứng thứ nhất về xuất khẩu với hơn 30 triệu bao/năm và Việt Nam, đứng thứ hai 16 triệu bao/năm. Một số nước xuất khẩu nhiều khác như Colombia 9,5 triệu bao; Indonesia 5,8 triệu bao và Ấn Độ đạt 3,5 triệu bao.
Liên minh châu Âu là nơi nhập khẩu càphê nhiều nhất, với mức nhập khẩu trung bình trong vòng 4 năm qua là 67,5 triệu bao/năm. Trong đó Đức là quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất EU với khối lượng trung bình 19,8 triệu bao, tiếp đó là Italy (8 triệu bao), Pháp (6,5 triệu bao), Bỉ và Luxembourg (6 triệu bao), Tây Ban Nha (4,8 triệu bao), Anh (4 triệu bao), Mỹ (2,4 triệu bao).
Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp Hội càphê cacao Việt Nam tham dự phiên họp cho biết dự báo sản lượng niên vụ càphê 2011-2012 trên thế giới cung sẽ thấp hơn cầu, nguồn cung hạn hẹp do biến đổi khí hậu trên thế giới ảnh hưởng đến sản lượng, giá nhân công và xăng dầu tăng cao. Ngoài ra diện tích trồng càphê ở một số nước đã già, đến lúc phải tái canh như Brazil, Colombia và Việt Nam. Trong khi đó, theo ông Tự, tỷ lệ giới trẻ uống càphê trên thế giới ngày càng gia tăng.
Ông Tự cho biết mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu càphê nhân lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil nhưng giá bán trung bình mới là 2 USD/kg, chỉ bằng giá tiền một ly càphê. Do đó Việt Nam đang xây dựng một chiến lược để đẩy mạnh chế biến càphê nhằm đạt mức 20% càphê hòa tan trong tổng sản lượng càphê nhân hàng năm vào năm 2020 nhằm tăng giá trị gia tăng. Hiện nay, càphê chế biến mới chiếm 3% tổng sản lượng càphê nhân ở Việt Nam, mà theo ông Tự tỷ lệ như vậy là quá thấp.
Đoàn Việt Nam tham dự ICO lần này do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng dẫn đầu. Trong thời gian tham dự ICO, đoàn đã có buổi làm việc với đoàn Bộ Nông nghiệp Brazil để bàn biện pháp tăng cường hợp tác phát triển ngành càphê giữa hai nước, gặp và làm việc với quan chức ICO và tiếp xúc với các đối tác thương mại./.
Theo số liệu thống kê của ICO, trong năm 2010, tổng lượng càphê xuất khẩu của các nước trên thế giới đạt 92,5 triệu bao (60kg/bags), sản lượng bình quân trong 4 năm từ 2007 đến 2010 là hơn 93 triệu bao. Trong đó, Brazil đứng thứ nhất về xuất khẩu với hơn 30 triệu bao/năm và Việt Nam, đứng thứ hai 16 triệu bao/năm. Một số nước xuất khẩu nhiều khác như Colombia 9,5 triệu bao; Indonesia 5,8 triệu bao và Ấn Độ đạt 3,5 triệu bao.
Liên minh châu Âu là nơi nhập khẩu càphê nhiều nhất, với mức nhập khẩu trung bình trong vòng 4 năm qua là 67,5 triệu bao/năm. Trong đó Đức là quốc gia nhập khẩu càphê lớn nhất EU với khối lượng trung bình 19,8 triệu bao, tiếp đó là Italy (8 triệu bao), Pháp (6,5 triệu bao), Bỉ và Luxembourg (6 triệu bao), Tây Ban Nha (4,8 triệu bao), Anh (4 triệu bao), Mỹ (2,4 triệu bao).
Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp Hội càphê cacao Việt Nam tham dự phiên họp cho biết dự báo sản lượng niên vụ càphê 2011-2012 trên thế giới cung sẽ thấp hơn cầu, nguồn cung hạn hẹp do biến đổi khí hậu trên thế giới ảnh hưởng đến sản lượng, giá nhân công và xăng dầu tăng cao. Ngoài ra diện tích trồng càphê ở một số nước đã già, đến lúc phải tái canh như Brazil, Colombia và Việt Nam. Trong khi đó, theo ông Tự, tỷ lệ giới trẻ uống càphê trên thế giới ngày càng gia tăng.
Ông Tự cho biết mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu càphê nhân lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil nhưng giá bán trung bình mới là 2 USD/kg, chỉ bằng giá tiền một ly càphê. Do đó Việt Nam đang xây dựng một chiến lược để đẩy mạnh chế biến càphê nhằm đạt mức 20% càphê hòa tan trong tổng sản lượng càphê nhân hàng năm vào năm 2020 nhằm tăng giá trị gia tăng. Hiện nay, càphê chế biến mới chiếm 3% tổng sản lượng càphê nhân ở Việt Nam, mà theo ông Tự tỷ lệ như vậy là quá thấp.
Đoàn Việt Nam tham dự ICO lần này do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng dẫn đầu. Trong thời gian tham dự ICO, đoàn đã có buổi làm việc với đoàn Bộ Nông nghiệp Brazil để bàn biện pháp tăng cường hợp tác phát triển ngành càphê giữa hai nước, gặp và làm việc với quan chức ICO và tiếp xúc với các đối tác thương mại./.
Ngân Bình-Lê Dương/London (Vietnam+)