Trong hai ngày 15 và 16/12, Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ ba Diễn đàn đối thoại châu Á-Trung Đông (AMED III) đã diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào cơ chế đối thoại này từ khi thành lập.
Tại hội nghị lần này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng dẫn đầu, đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể về các vấn đề kinh tế, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, thế mạnh bổ sung lẫn nhau của châu Á và Trung Đông, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng lương thực và đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai khu vực.
Các nước đã đánh giá cao sự tham gia tích cực cũng như các đề xuất của đoàn đại biểu Việt Nam.
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung,” chương trình nghị sự của AMED III thảo luận ba nội dung chính là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội-môi trường.
Diễn đàn đối thoại lần này là một bước tiến mới làm sâu sắc thêm đối thoại giữa các nước trong hai khu vực, tạo cơ sở nền tảng để biến những nguyên tắc và mục tiêu của AMED thành hiện thực.
Diễn đàn đã thảo luận, làm rõ những thách thức như các vấn đề an ninh, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế... mà hai khu vực cũng như thế giới đang phải đối mặt và đề ra những phương hướng, biện pháp để tăng cường đối thoại, củng cố hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai khu vực.
AMED được thành lập tháng 6/2005 theo sáng kiến của Singapore với mục tiêu thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong hai khu vực và tăng cường hợp tác cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực.
AMED hoạt động trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng sự đa dạng văn hóa, các giá trị xã hội của các nước thành viên. Diễn đàn được tổ chức luân phiên hai năm một lần tại một nước châu Á và một nước Trung Đông.
Tiếp nối sự thành công của AMED I tại Singapore và AMED II tại Ai Cập, Hội nghị AMED III đã thu hút các đại biểu đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á-Trung Đông./.
Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào cơ chế đối thoại này từ khi thành lập.
Tại hội nghị lần này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng dẫn đầu, đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể về các vấn đề kinh tế, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, thế mạnh bổ sung lẫn nhau của châu Á và Trung Đông, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng lương thực và đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai khu vực.
Các nước đã đánh giá cao sự tham gia tích cực cũng như các đề xuất của đoàn đại biểu Việt Nam.
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung,” chương trình nghị sự của AMED III thảo luận ba nội dung chính là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội-môi trường.
Diễn đàn đối thoại lần này là một bước tiến mới làm sâu sắc thêm đối thoại giữa các nước trong hai khu vực, tạo cơ sở nền tảng để biến những nguyên tắc và mục tiêu của AMED thành hiện thực.
Diễn đàn đã thảo luận, làm rõ những thách thức như các vấn đề an ninh, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế... mà hai khu vực cũng như thế giới đang phải đối mặt và đề ra những phương hướng, biện pháp để tăng cường đối thoại, củng cố hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai khu vực.
AMED được thành lập tháng 6/2005 theo sáng kiến của Singapore với mục tiêu thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong hai khu vực và tăng cường hợp tác cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực.
AMED hoạt động trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng sự đa dạng văn hóa, các giá trị xã hội của các nước thành viên. Diễn đàn được tổ chức luân phiên hai năm một lần tại một nước châu Á và một nước Trung Đông.
Tiếp nối sự thành công của AMED I tại Singapore và AMED II tại Ai Cập, Hội nghị AMED III đã thu hút các đại biểu đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á-Trung Đông./.
(TTXVN/Vietnam+)