Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, khoảng 50 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức và các nhóm Việt kiều tại Pháp hoặc đến từ một số nước châu Âu khác như Đức đã tham gia Hội chợ Paris 2013 (Foire de Paris 2013) lần thứ 109.
Hội chợ diễn ra từ ngày 30/4-12/5 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Versaille, thủ đô Paris (Pháp), với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần quảng cáo hội chợ thương mại chi nhánh Thành phố Hồ chí Minh (Vinexad Saigon), Bộ Công Thương Việt Nam và cơ quan thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Đây là một trong những Hội chợ quy mô lớn nhất tại Pháp với khoảng 3.400 gian hàng trên tổng diện tích 220.000m2 và cũng là hội chợ bán lẻ lớn nhất được tổ chức hàng năm tại Pháp và một số nước châu Âu khác (Bỉ, Đức).
Hội chợ Paris còn là nơi gặp gỡ giao lưu lý tưởng để du khách, khách hàng có thể khám phá những sáng kiến cải thiện điều kiện sống, các hoạt động giải trí, các sản phẩm và nét văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ đặc thù của hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Các gian hàng của Việt Nam trải rộng trên diện tích hơn 630m2 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan và các thương gia Pháp và quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các công ty gia đình truyền thống, mang đến hội chợ các sản phẩm đặc trưng như hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, đồ trang sức bằng vàng, bạc, mỹ ký, bằng sừng, sơn mài, trang sức đồi mồi, quần áo, khăn lụa tơ tằm, túi thổ cẩm, vòng kết đá… hay đồ lưu niệm nho nhỏ có các biểu tượng thuần Việt như áo dài Việt Nam.
Đặc biệt trong khuôn khổ Hội chợ Paris, tại "không gian sáng tạo," Việt Nam có một gian hàng mang tên "Mai Liên sơn mài nghệ thuật Việt Nam" lần đầu tiên tham dự, bày bán các tác phẩm sơn mài nghệ thuật sáng tạo (khác với sơn mài mỹ nghệ) của các nghệ sỹ, họa sỹ trẻ của Việt Nam, trong đó có nhiều tác giả có tên tuổi trong giới nghệ thuật Việt Nam như họa sỹ Đoàn Xuân Tặng, Bùi Trọng Dư, Phan Thị Thanh Mai…, mang lại nhiều ấn tượng mới mẻ.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Guersende Rouby - Giám đốc quản lý thị trường tại Hội chợ Paris, thành viên Ban tổ chức hội chợ, cho biết sự tham gia của Việt Nam tại Hội chợ Paris là "rất quan trọng" và các gian hàng trưng bày sản phẩm Việt Nam cũng ấn tượng và bắt mắt, nhất là trong cách bài trí và thiết kế logo nhằm làm nổi bật một quần thể các gian hàng mang phong cách Việt Nam.
Bà Guersende Rouby đánh giá cao những tiến bộ của các doanh nghiệp đạt được trong việc đa dạng hóa chủng loại, màu sắc và chất lượng các sản phẩm. Theo bà, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã cuốn hút khách hàng Paris.
Bà và lãnh đạo Hội chợ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã cuộc trao đổi để xem xét việc thực hiện một dự án chung nhằm hỗ trợ và cải thiện điều kiện cần thiết giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ trong năm tới, năm 2014 - Năm Việt Nam tại Pháp, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Pháp-Việt.
Về phần mình, Đại sứ việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng bày tỏ niềm vui sướng và tự hào khi được thăm các gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Paris và nhấn mạnh Việt Nam vẫn là một trong những nước hàng đầu của châu Á tham gia hội chợ Paris. Điều đó thể hiện vai trò chủ động và tích cực của các doanh nghiệp để tìm kiếm bạn hàng, ngay cả khi Việt Nam và Pháp đều đang gặp phải những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra.
Đại sứ đánh giá cao gian hàng của Việt Nam tại "không gian sáng tạo" và cho rằng sản phẩm mỹ nghệ sáng tạo tại đây đã giới thiệu được nét đặc sắc của sản phẩm này với các khách tham quan và bạn hàng Pháp và quốc tế.
Đại sứ cho biết trong năm tới, ban tổ chức hội chợ sẽ dành cho Việt Nam những điều kiện ưu tiên nhất định để các gian hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thực sự tạo được điểm nhấn tại hội chợ Paris 2014.
Chia sẻ vui mừng và những đánh giá của Đại sứ, ông Nguyễn Cảnh Cưởng, Trưởng đại diện cơ quan thương vụ, Đại sứ quan Việt Nam tại Pháp, nhấn mạnh nếu so sánh với các sản phẩm và các gian hàng của nhiều quốc gia khác tham gia hội chợ, vị trí và các sản phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng Pháp và ban tổ chức hội chợ đánh giá cao.
Khu gian hàng Việt Nam chiếm một diện tích rộng nhất (chiếm 50% gian hàng thủ công mỹ nghệ) và thu hút nhiều khách tham quan nhất. Nhất là các sản phẩm thổ cẩm của các dân tộc thiểu số, trà giảm cân,… đã đạt doanh số cao tại hội chợ.
Ông nhấn mạnh để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xúc tiến thương mại, điều cần thiết là các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Pháp với giá cả phải chăng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Pháp luôn là bạn đồng hành với Vinexad để giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp của Việt Nam tại các hội chợ quốc tế và khu vực.
Chị Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó Giám đốc Vinexad, nhà tổ chức hội chợ có kinh nghiệm nhiều năm, cho biết trong bối cảnh khủng hoảng, sức mua của khách hàng năm nay giảm sút nhiều so với năm trước, nhưng khách đến với các gian hàng Việt Nam vẫn rất đông. Đa số họ bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các sản phẩm đẹp, mới của Việt Nam với giá cả phải chăng.
Chị Hồng nhấn mạnh mặc dù mỗi năm chi phí tham gia hội chợ ngày một càng cao hơn, (giá mặt bằng, điện và loại dịch vụ) nhưng các doanh nghiệp vẫn mạnh dạn tham gia vì tin tưởng Pháp là một thị trường tiềm năng. Họ cũng cho rằng đây là cơ hội để tìm kiếm các đơn đặt hàng và cũng là thời cơ cho các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng giao thương và tìm kiếm thị trường.
Chị Hồng cũng đề cặp đến một số khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, đó là khả năng ngoại ngữ của các doanh nhân còn nhiều hạn chế nên cản trở không ít đến việc giới thiệu giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp mình./.
Hội chợ diễn ra từ ngày 30/4-12/5 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Versaille, thủ đô Paris (Pháp), với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần quảng cáo hội chợ thương mại chi nhánh Thành phố Hồ chí Minh (Vinexad Saigon), Bộ Công Thương Việt Nam và cơ quan thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Đây là một trong những Hội chợ quy mô lớn nhất tại Pháp với khoảng 3.400 gian hàng trên tổng diện tích 220.000m2 và cũng là hội chợ bán lẻ lớn nhất được tổ chức hàng năm tại Pháp và một số nước châu Âu khác (Bỉ, Đức).
Hội chợ Paris còn là nơi gặp gỡ giao lưu lý tưởng để du khách, khách hàng có thể khám phá những sáng kiến cải thiện điều kiện sống, các hoạt động giải trí, các sản phẩm và nét văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ đặc thù của hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Các gian hàng của Việt Nam trải rộng trên diện tích hơn 630m2 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan và các thương gia Pháp và quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các công ty gia đình truyền thống, mang đến hội chợ các sản phẩm đặc trưng như hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, đồ trang sức bằng vàng, bạc, mỹ ký, bằng sừng, sơn mài, trang sức đồi mồi, quần áo, khăn lụa tơ tằm, túi thổ cẩm, vòng kết đá… hay đồ lưu niệm nho nhỏ có các biểu tượng thuần Việt như áo dài Việt Nam.
Đặc biệt trong khuôn khổ Hội chợ Paris, tại "không gian sáng tạo," Việt Nam có một gian hàng mang tên "Mai Liên sơn mài nghệ thuật Việt Nam" lần đầu tiên tham dự, bày bán các tác phẩm sơn mài nghệ thuật sáng tạo (khác với sơn mài mỹ nghệ) của các nghệ sỹ, họa sỹ trẻ của Việt Nam, trong đó có nhiều tác giả có tên tuổi trong giới nghệ thuật Việt Nam như họa sỹ Đoàn Xuân Tặng, Bùi Trọng Dư, Phan Thị Thanh Mai…, mang lại nhiều ấn tượng mới mẻ.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Guersende Rouby - Giám đốc quản lý thị trường tại Hội chợ Paris, thành viên Ban tổ chức hội chợ, cho biết sự tham gia của Việt Nam tại Hội chợ Paris là "rất quan trọng" và các gian hàng trưng bày sản phẩm Việt Nam cũng ấn tượng và bắt mắt, nhất là trong cách bài trí và thiết kế logo nhằm làm nổi bật một quần thể các gian hàng mang phong cách Việt Nam.
Bà Guersende Rouby đánh giá cao những tiến bộ của các doanh nghiệp đạt được trong việc đa dạng hóa chủng loại, màu sắc và chất lượng các sản phẩm. Theo bà, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã cuốn hút khách hàng Paris.
Bà và lãnh đạo Hội chợ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã cuộc trao đổi để xem xét việc thực hiện một dự án chung nhằm hỗ trợ và cải thiện điều kiện cần thiết giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ trong năm tới, năm 2014 - Năm Việt Nam tại Pháp, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Pháp-Việt.
Về phần mình, Đại sứ việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng bày tỏ niềm vui sướng và tự hào khi được thăm các gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Paris và nhấn mạnh Việt Nam vẫn là một trong những nước hàng đầu của châu Á tham gia hội chợ Paris. Điều đó thể hiện vai trò chủ động và tích cực của các doanh nghiệp để tìm kiếm bạn hàng, ngay cả khi Việt Nam và Pháp đều đang gặp phải những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra.
Đại sứ đánh giá cao gian hàng của Việt Nam tại "không gian sáng tạo" và cho rằng sản phẩm mỹ nghệ sáng tạo tại đây đã giới thiệu được nét đặc sắc của sản phẩm này với các khách tham quan và bạn hàng Pháp và quốc tế.
Đại sứ cho biết trong năm tới, ban tổ chức hội chợ sẽ dành cho Việt Nam những điều kiện ưu tiên nhất định để các gian hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thực sự tạo được điểm nhấn tại hội chợ Paris 2014.
Chia sẻ vui mừng và những đánh giá của Đại sứ, ông Nguyễn Cảnh Cưởng, Trưởng đại diện cơ quan thương vụ, Đại sứ quan Việt Nam tại Pháp, nhấn mạnh nếu so sánh với các sản phẩm và các gian hàng của nhiều quốc gia khác tham gia hội chợ, vị trí và các sản phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng Pháp và ban tổ chức hội chợ đánh giá cao.
Khu gian hàng Việt Nam chiếm một diện tích rộng nhất (chiếm 50% gian hàng thủ công mỹ nghệ) và thu hút nhiều khách tham quan nhất. Nhất là các sản phẩm thổ cẩm của các dân tộc thiểu số, trà giảm cân,… đã đạt doanh số cao tại hội chợ.
Ông nhấn mạnh để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xúc tiến thương mại, điều cần thiết là các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Pháp với giá cả phải chăng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Pháp luôn là bạn đồng hành với Vinexad để giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp của Việt Nam tại các hội chợ quốc tế và khu vực.
Chị Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó Giám đốc Vinexad, nhà tổ chức hội chợ có kinh nghiệm nhiều năm, cho biết trong bối cảnh khủng hoảng, sức mua của khách hàng năm nay giảm sút nhiều so với năm trước, nhưng khách đến với các gian hàng Việt Nam vẫn rất đông. Đa số họ bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các sản phẩm đẹp, mới của Việt Nam với giá cả phải chăng.
Chị Hồng nhấn mạnh mặc dù mỗi năm chi phí tham gia hội chợ ngày một càng cao hơn, (giá mặt bằng, điện và loại dịch vụ) nhưng các doanh nghiệp vẫn mạnh dạn tham gia vì tin tưởng Pháp là một thị trường tiềm năng. Họ cũng cho rằng đây là cơ hội để tìm kiếm các đơn đặt hàng và cũng là thời cơ cho các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng giao thương và tìm kiếm thị trường.
Chị Hồng cũng đề cặp đến một số khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, đó là khả năng ngoại ngữ của các doanh nhân còn nhiều hạn chế nên cản trở không ít đến việc giới thiệu giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp mình./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)