Tiếp theo vấn đề về nợ công, ngày 3/6, Chính phủ cũng đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện các công trình, dự án quan trọng sử dụng vốn vay ODA trong thời gian qua.
Giải ngân đã có nhiều cải thiện
Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2012, tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Báo cáo nhấn mạnh, mức giải ngân ODA đã có những cải thiện nhất định. Riêng hai năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ và một số nhà tài trợ quy mô lớn như Nhật Bản, WB đã có tiến bộ vượt bậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Cũng theo báo cáo, tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết; trong đó vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
“Số vốn ký kết này là điều kiện quan trọng để các cơ quan Việt Nam tổ chức thực hiện, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thể,” báo cáo khẳng định.
Trong số các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% các khoản vay ODA còn lại có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn và còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn.
Tuy nhiên, theo báo cáo này, ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ. Tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn ODA tăng từ 80% (1993 - 2000) lên mức 81% (2001 - 2005), 93% (2006 - 2010) và hiện ở mức 95,7% (2011-2012).
Trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng, nhiều khoản vay ODA có điều kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ.
Hiệu quả từ nguồn vốn ODA
Báo cáo của Chính phủ đánh giá, mặc dù ODA chỉ chiểm khoảng 4% GDP song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.
Trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số dự án trọng điểm quan trọng được triển khai như hệ thống tưới Phan Rí-Phan Thiết, giảm thiểu lũ và hạn hán vùng sông Mê Kông mở rộng, hệ thống thủy lợi Phước Hòa, chống lũ Sài Gòn, chương trình 5 triệu hécta rừng, chương trình 135, dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, dự án phát triển sinh kế miền Trung...
Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, nguồn vốn này đã hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, điển hình là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW...
Cũng nhờ nguồn vốn này mà lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Điển hình là các tuyến đường như: Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy.
“Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,” báo cáo nhấn mạnh.
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, nguồn vốn này đã hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề)... Các dự án vốn vay ODA điển hình là dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức (WB); dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (ADB).
Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn.
Về định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2020, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh, sắp tới sẽ tập trung vào những nhà tài trợ lớn, đặc biệt là nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (ADB, AfD, JICA, KEXIM, KfW, WB) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tạo ra những "cú huých" và "tác động lan tỏa" thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng và khu vực phát triển trọng điểm./.
Giải ngân đã có nhiều cải thiện
Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2012, tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.
Báo cáo nhấn mạnh, mức giải ngân ODA đã có những cải thiện nhất định. Riêng hai năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ và một số nhà tài trợ quy mô lớn như Nhật Bản, WB đã có tiến bộ vượt bậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Cũng theo báo cáo, tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết; trong đó vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
“Số vốn ký kết này là điều kiện quan trọng để các cơ quan Việt Nam tổ chức thực hiện, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thể,” báo cáo khẳng định.
Trong số các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% các khoản vay ODA còn lại có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30 năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn và còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đãi kém hơn.
Tuy nhiên, theo báo cáo này, ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ. Tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn ODA tăng từ 80% (1993 - 2000) lên mức 81% (2001 - 2005), 93% (2006 - 2010) và hiện ở mức 95,7% (2011-2012).
Trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng, nhiều khoản vay ODA có điều kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ.
Hiệu quả từ nguồn vốn ODA
Báo cáo của Chính phủ đánh giá, mặc dù ODA chỉ chiểm khoảng 4% GDP song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.
Trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số dự án trọng điểm quan trọng được triển khai như hệ thống tưới Phan Rí-Phan Thiết, giảm thiểu lũ và hạn hán vùng sông Mê Kông mở rộng, hệ thống thủy lợi Phước Hòa, chống lũ Sài Gòn, chương trình 5 triệu hécta rừng, chương trình 135, dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, dự án phát triển sinh kế miền Trung...
Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, nguồn vốn này đã hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, điển hình là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW...
Cũng nhờ nguồn vốn này mà lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Điển hình là các tuyến đường như: Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy.
“Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,” báo cáo nhấn mạnh.
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, nguồn vốn này đã hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề)... Các dự án vốn vay ODA điển hình là dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức (WB); dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (ADB).
Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn.
Về định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2020, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh, sắp tới sẽ tập trung vào những nhà tài trợ lớn, đặc biệt là nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (ADB, AfD, JICA, KEXIM, KfW, WB) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tạo ra những "cú huých" và "tác động lan tỏa" thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng và khu vực phát triển trọng điểm./.
Minh Thúy (Vietnam+)