Hầu hết các quan chức và giới lãnh đạo doanh nghiệp du lịch tham dự Diễn đàn Du lịch Mekong 2010 tại Siem Reap (Campuchia) cuối tuần qua đều đánh giá Việt Nam có thể trở thành "cửa ngõ" chính thu hút du khách vào Campuchia, do tình trạng bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn ở Thái Lan.
Phát biểu bên lề diễn đàn thu hút hơn 100 đại diện ngành du lịch các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đại diện Bộ Du lịch Campuchia nhấn mạnh tình trạng bạo lực tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải đa dạng hóa "đầu vào" cho du lịch Campuchia.
Quốc vụ khanh Bộ Du lịch Campuchia, Kousom Saroeuth lưu ý rằng trước đây, Bangkok là "lối vào" duy nhất cho du khách phương Tây tới thăm Campuchia nhưng tình hình hiện nay buộc ngành du lịch Campuchia phải tìm các nguồn khách từ hướng Việt Nam, Kuala Lumpur (Malaysia) hoặc Singapore.
Giám đốc hãng lữ hành First Travel, có trụ sở tại Phnom Penh, Mou Chhay lo ngại rằng các doanh nghiệp hiện buộc phải thích ứng với tình hình bất ổn ở Thái Lan, hoặc sẽ phải "đóng cửa," nếu như các vụ bạo lực tại Thái Lan còn kéo dài thêm từ 3-5 tháng nữa. Ông giải thích: "Thông thường, chúng tôi có khoảng từ 300-500 khách mỗi tháng, nhưng hiện giờ chỉ có từ 50-70 khách, do tình hình an ninh kém tại Thái Lan."
Thống kê hồi tháng 4/2010 của Bộ Du lịch Campuchia cho thấy, lượng khách quốc tế vào nước này trong quý 1/2010 tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, lượng du khách qua đường Việt Nam tăng mạnh nhất, đạt khoảng 92.605 lượt người, tăng 28% so với quý 1/2009.
Trong một diễn biến khác, đại diện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho hay trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và Campuchia trong quý 1/2010 đã tăng gần 130%, lên 432 triệu USD, một dấu hiệu khả quan cho thấy kim ngạch thương mại giữa hai nước có thể đạt hai tỷ USD trong năm nay.
Các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam xuất sang Campuchia gồm rau, trái cây, đồ nhựa, mì tôm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, phân bón… Hàng hóa Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng dệt may và nông sản như gỗ, cao su, hạt điều, gạo, ngô. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước năm 2009 đã giảm 19% so với năm 2008 xuống còn 1,33 tỷ USD.
Tuần trước, Quốc hội Campuchia đã thông qua luật về vận tải thủy với Việt Nam, động thái sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại song phương./.
Phát biểu bên lề diễn đàn thu hút hơn 100 đại diện ngành du lịch các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đại diện Bộ Du lịch Campuchia nhấn mạnh tình trạng bạo lực tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải đa dạng hóa "đầu vào" cho du lịch Campuchia.
Quốc vụ khanh Bộ Du lịch Campuchia, Kousom Saroeuth lưu ý rằng trước đây, Bangkok là "lối vào" duy nhất cho du khách phương Tây tới thăm Campuchia nhưng tình hình hiện nay buộc ngành du lịch Campuchia phải tìm các nguồn khách từ hướng Việt Nam, Kuala Lumpur (Malaysia) hoặc Singapore.
Giám đốc hãng lữ hành First Travel, có trụ sở tại Phnom Penh, Mou Chhay lo ngại rằng các doanh nghiệp hiện buộc phải thích ứng với tình hình bất ổn ở Thái Lan, hoặc sẽ phải "đóng cửa," nếu như các vụ bạo lực tại Thái Lan còn kéo dài thêm từ 3-5 tháng nữa. Ông giải thích: "Thông thường, chúng tôi có khoảng từ 300-500 khách mỗi tháng, nhưng hiện giờ chỉ có từ 50-70 khách, do tình hình an ninh kém tại Thái Lan."
Thống kê hồi tháng 4/2010 của Bộ Du lịch Campuchia cho thấy, lượng khách quốc tế vào nước này trong quý 1/2010 tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, lượng du khách qua đường Việt Nam tăng mạnh nhất, đạt khoảng 92.605 lượt người, tăng 28% so với quý 1/2009.
Trong một diễn biến khác, đại diện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho hay trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và Campuchia trong quý 1/2010 đã tăng gần 130%, lên 432 triệu USD, một dấu hiệu khả quan cho thấy kim ngạch thương mại giữa hai nước có thể đạt hai tỷ USD trong năm nay.
Các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam xuất sang Campuchia gồm rau, trái cây, đồ nhựa, mì tôm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, phân bón… Hàng hóa Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng dệt may và nông sản như gỗ, cao su, hạt điều, gạo, ngô. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước năm 2009 đã giảm 19% so với năm 2008 xuống còn 1,33 tỷ USD.
Tuần trước, Quốc hội Campuchia đã thông qua luật về vận tải thủy với Việt Nam, động thái sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại song phương./.
Long-Hùng (Vietnam+)