Ngày 10/9, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCMC) phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Thương mại Pakistan (TDAP), tổ chức Chương trình giao lưu thương mại ngành Dược phẩm Việt Nam-Pakistan.
Quan hệ thương mại Việt Nam và Pakistan, phát triển khá ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng liên tục qua các năm gần đây.
Một số mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao, tạo được vị thế tại thị trường Pakistan như chè, hạt điều, hạt tiêu, sắt thép, cao su; đồng thời những sản phẩm mới của Việt Nam đã có mặt ở Pakistan gồm phụ tùng ôtô, môtô, hải sản, thủ công mỹ nghệ...
Riêng bốn tháng đầu năm 2013, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pakistan đạt 96,2 triệu USD.
Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan đang tăng cường khảo sát thị trường, mở rộng đa dạng các mặt hàng thương mại; tìm hiểu khả năng liên doanh liên kết trong lĩnh vực đầu tư, công nghiệp, chế biến nông sản…
Ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc Chi nhánh VCCI-HCMC, cho biết năm 2012, Việt Nam đã chi trên 3,5 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm. Trong đó kim ngạch nhập khẩu chiếm 50% tỷ trọng, với 1,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2011.
Các thị trường chính cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan.
Còn đối với nguyên phụ liệu dược phẩm, ngoài Trung Quốc, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước Tây Ban Nha, Áo, Hà Quốc, Pháp…
Ngành dược phẩm Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ, nếu giai đoạn 2008–2011 chỉ vào khoảng 13,5%/năm thì tốc độ tăng trưởng của riêng năm 2012 đã chạm mức 25% và đạt giá trị 2 tỷ USD.
Ngành dược phẩm là lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển mới, đặc biệt nhu cầu về cả nguyên phụ liệu lẫn thuốc thành phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, nên chắc chắn sẽ mang lại cơ hội hợp tác cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan.
Theo ông Aizaz Khan, đại diện Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam, mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, trong đó ở lĩnh vực đầu tư, thương mại đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực cũng như những ký kết hợp tác đã được triển khai.
Hiện tại, Việt Nam và Pakistan đã thực hiện mở đường bay thẳng, các chi nhánh ngân hàng đại diện, nhằm mục tiêu giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi trong các dịch vụ giao thương, góp phần thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, đại diện Ủy ban xuất khẩu dược phẩm Pakistan đã giới thiệu tổng quan về sự phát triển của ngành dược phẩm của Pakistan và khuyến khích những hợp tác đầu tư, kinh doanh tại nước này.
Bên cạnh đó, đoàn doanh nghiệp Pakistan và doanh nghiệp Việt Nam còn được tổ chức không gian gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để tìm hiểu về đối tác, nhu cầu thị trường trong lĩnh vực dược phẩm./.
Quan hệ thương mại Việt Nam và Pakistan, phát triển khá ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng liên tục qua các năm gần đây.
Một số mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao, tạo được vị thế tại thị trường Pakistan như chè, hạt điều, hạt tiêu, sắt thép, cao su; đồng thời những sản phẩm mới của Việt Nam đã có mặt ở Pakistan gồm phụ tùng ôtô, môtô, hải sản, thủ công mỹ nghệ...
Riêng bốn tháng đầu năm 2013, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pakistan đạt 96,2 triệu USD.
Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan đang tăng cường khảo sát thị trường, mở rộng đa dạng các mặt hàng thương mại; tìm hiểu khả năng liên doanh liên kết trong lĩnh vực đầu tư, công nghiệp, chế biến nông sản…
Ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc Chi nhánh VCCI-HCMC, cho biết năm 2012, Việt Nam đã chi trên 3,5 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm. Trong đó kim ngạch nhập khẩu chiếm 50% tỷ trọng, với 1,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2011.
Các thị trường chính cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan.
Còn đối với nguyên phụ liệu dược phẩm, ngoài Trung Quốc, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước Tây Ban Nha, Áo, Hà Quốc, Pháp…
Ngành dược phẩm Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ, nếu giai đoạn 2008–2011 chỉ vào khoảng 13,5%/năm thì tốc độ tăng trưởng của riêng năm 2012 đã chạm mức 25% và đạt giá trị 2 tỷ USD.
Ngành dược phẩm là lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển mới, đặc biệt nhu cầu về cả nguyên phụ liệu lẫn thuốc thành phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, nên chắc chắn sẽ mang lại cơ hội hợp tác cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan.
Theo ông Aizaz Khan, đại diện Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam, mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, trong đó ở lĩnh vực đầu tư, thương mại đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực cũng như những ký kết hợp tác đã được triển khai.
Hiện tại, Việt Nam và Pakistan đã thực hiện mở đường bay thẳng, các chi nhánh ngân hàng đại diện, nhằm mục tiêu giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi trong các dịch vụ giao thương, góp phần thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, đại diện Ủy ban xuất khẩu dược phẩm Pakistan đã giới thiệu tổng quan về sự phát triển của ngành dược phẩm của Pakistan và khuyến khích những hợp tác đầu tư, kinh doanh tại nước này.
Bên cạnh đó, đoàn doanh nghiệp Pakistan và doanh nghiệp Việt Nam còn được tổ chức không gian gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để tìm hiểu về đối tác, nhu cầu thị trường trong lĩnh vực dược phẩm./.
Mỹ Phương (TTXVN)