Tối 10/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Oman, ông Maqbool Ali Sultan đã ký biên bản kết thúc Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban hỗn hợp về hợp tác giữa Việt Nam-Oman.
Tại kỳ họp này, hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dầu khí, đầu tư, lao động, tài chính, vận tải, xây dựng, văn hóa, du lịch...
Kết thúc kỳ họp, Việt Nam cam kết sẽ cung cấp ổn định, lâu dài cho Oman các sản phẩm lương thực, thực phẩm và mong muốn Oman cũng cung cấp ổn định, dài hạn dầu thô và khí thiên nhiên cho Việt Nam.
Việt Nam đề nghị Oman xem xét để ký kết các hiệp định về hải quan, hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, hiệp định vận tải biển, hiệp định an toàn thực phẩm.
Phía Oman mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực hàng không, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; vừa ký kết Hiệp định Bảo hộ đầu tư và thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Oman.
Với khuôn khổ pháp lý quan trọng này, cộng với tiềm năng hợp tác cũng như mong mỏi mở rộng quan hệ hợp tác của hai bên, vấn đề còn lại là cần tìm ra các giải pháp để đưa quan hệ hợp tác này lên một tầm cao mới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Chính phủ Oman tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Oman, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, chế biến nông sản, xây dựng và lao động. Việt Nam đề nghị Ngân hàng Oman và Ngân hàng Công Thương Việt Nam sớm thành lập một ngân hàng liên doanh nhằm tạo thuận lợi về thanh toán cho nhà đầu tư hai nước.
Đánh giá cao về kết quả đạt được của Kỳ họp lần thứ nhất, Bộ trưởng Maqbool Ali Sultan mong muốn Việt Nam sẽ sớm mở Đại sứ quán tại Oman và kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Oman.
Ông Maqbool Ali Sultan cũng cho biết Bộ Giáo dục Oman sẵn sàng cấp học bổng cao học cho sinh viên Việt Nam sang học tại Oman. Oman dự kiến sẽ tăng mức đầu tư vào Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam-Oman từ 100 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD bởi triển vọng đầu tư sáng sủa.
Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Oman đạt 41,4 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2009 và tiếp tục có xu hướng tăng lên; trong đó, Việt Nam là nước nhập siêu.
Hai bên cũng đạt được sự hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, tài chính, năng lượng, bất động sản.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Oman đã đạt được thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, phân bón.
Vinaconex ITC và Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman xây dựng Khu đô thị Cái Giá (Cát Bà).
Quỹ đầu tư Oman đã mua lại 12,6% cổ phần (khoảng 42,4 triệu USD) của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và đang cân nhắc mua thêm cổ phần.
Tổng Công ty Đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và các đối tác Oman đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam-Oman với tổng số vốn 100 triệu USD./.
Tại kỳ họp này, hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dầu khí, đầu tư, lao động, tài chính, vận tải, xây dựng, văn hóa, du lịch...
Kết thúc kỳ họp, Việt Nam cam kết sẽ cung cấp ổn định, lâu dài cho Oman các sản phẩm lương thực, thực phẩm và mong muốn Oman cũng cung cấp ổn định, dài hạn dầu thô và khí thiên nhiên cho Việt Nam.
Việt Nam đề nghị Oman xem xét để ký kết các hiệp định về hải quan, hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, hiệp định vận tải biển, hiệp định an toàn thực phẩm.
Phía Oman mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực hàng không, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; vừa ký kết Hiệp định Bảo hộ đầu tư và thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Oman.
Với khuôn khổ pháp lý quan trọng này, cộng với tiềm năng hợp tác cũng như mong mỏi mở rộng quan hệ hợp tác của hai bên, vấn đề còn lại là cần tìm ra các giải pháp để đưa quan hệ hợp tác này lên một tầm cao mới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Chính phủ Oman tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Oman, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, chế biến nông sản, xây dựng và lao động. Việt Nam đề nghị Ngân hàng Oman và Ngân hàng Công Thương Việt Nam sớm thành lập một ngân hàng liên doanh nhằm tạo thuận lợi về thanh toán cho nhà đầu tư hai nước.
Đánh giá cao về kết quả đạt được của Kỳ họp lần thứ nhất, Bộ trưởng Maqbool Ali Sultan mong muốn Việt Nam sẽ sớm mở Đại sứ quán tại Oman và kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Oman.
Ông Maqbool Ali Sultan cũng cho biết Bộ Giáo dục Oman sẵn sàng cấp học bổng cao học cho sinh viên Việt Nam sang học tại Oman. Oman dự kiến sẽ tăng mức đầu tư vào Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam-Oman từ 100 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD bởi triển vọng đầu tư sáng sủa.
Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Oman đạt 41,4 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2009 và tiếp tục có xu hướng tăng lên; trong đó, Việt Nam là nước nhập siêu.
Hai bên cũng đạt được sự hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, tài chính, năng lượng, bất động sản.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Oman đã đạt được thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, phân bón.
Vinaconex ITC và Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman xây dựng Khu đô thị Cái Giá (Cát Bà).
Quỹ đầu tư Oman đã mua lại 12,6% cổ phần (khoảng 42,4 triệu USD) của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và đang cân nhắc mua thêm cổ phần.
Tổng Công ty Đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và các đối tác Oman đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam-Oman với tổng số vốn 100 triệu USD./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)