Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính phủ việt Nam tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp để tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Myanmar.
Tại buổi hội đàm giữa Việt Nam và Myanmar trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ngày 22/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đây đồng thời cũng là sự ủng hộ chủ trương của Chính phủ Myanmar trong việc nỗ lực phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng hợp tác kỹ thuật song phương giữa hai nước nói chung và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng còn hạn chế.
Hai bên hợp tác chủ yếu qua hình thức trao đổi các đoàn chuyên gia về nuôi trồng thủy sản sản, trồng lúa, thủy lợi tưới tiêu và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ông Myint Hlaing, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar cho biết Chính phủ Myanmar cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam vào lĩnh vực nông nghiệp như chính sách cho thuê đất dài hạn để phát triển trồng cây công nghiệp, chế biến và chăn nuôi. Cụ thể như với diện tích đất trồng cao su cho thuê tới 30 năm là tối thiểu, có thể lên đến 50 năm và có thể tiếp tục gia hạn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư hợp tác với Myanmar trong nhiều lĩnh vực như cao su, mía đường và chế biến.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi giai đoạn 2010-2014 vào tháng 4/2010; Bản ghi nhớ về chăn nuôi với Myanmar vào tháng 6/2011; Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về thủy sản đã ký tháng 4/2010.
Theo định hướng hợp tác của hai nước trong thời gian tới, Tổng Cục Thủy sản Việt Nam và Tổng Cục thủy sản Myanmar đã nhất trí thành lập Nhóm Công tác hợp tác về thủy sản.
Tiếp đó hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phía Việt Nam cũng đề xuất với Myanmar nghiên cứu và ký kết Thỏa thuận hợp tác về Lâm nghiệp, triển khai Bản ghi nhớ Hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp với Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar.
Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN.
Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44% trong GDP của Myanmar, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng 2/3 lực lượng lao động chính của đất nước.
Myanmar là quốc gia có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp chính vì vậy ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong ưu tiên lớn của Chính phủ Myamar, ông Myint Hlaing đã khẳng định./.
Tại buổi hội đàm giữa Việt Nam và Myanmar trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ngày 22/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đây đồng thời cũng là sự ủng hộ chủ trương của Chính phủ Myanmar trong việc nỗ lực phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng hợp tác kỹ thuật song phương giữa hai nước nói chung và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng còn hạn chế.
Hai bên hợp tác chủ yếu qua hình thức trao đổi các đoàn chuyên gia về nuôi trồng thủy sản sản, trồng lúa, thủy lợi tưới tiêu và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ông Myint Hlaing, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar cho biết Chính phủ Myanmar cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam vào lĩnh vực nông nghiệp như chính sách cho thuê đất dài hạn để phát triển trồng cây công nghiệp, chế biến và chăn nuôi. Cụ thể như với diện tích đất trồng cao su cho thuê tới 30 năm là tối thiểu, có thể lên đến 50 năm và có thể tiếp tục gia hạn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư hợp tác với Myanmar trong nhiều lĩnh vực như cao su, mía đường và chế biến.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi giai đoạn 2010-2014 vào tháng 4/2010; Bản ghi nhớ về chăn nuôi với Myanmar vào tháng 6/2011; Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về thủy sản đã ký tháng 4/2010.
Theo định hướng hợp tác của hai nước trong thời gian tới, Tổng Cục Thủy sản Việt Nam và Tổng Cục thủy sản Myanmar đã nhất trí thành lập Nhóm Công tác hợp tác về thủy sản.
Tiếp đó hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phía Việt Nam cũng đề xuất với Myanmar nghiên cứu và ký kết Thỏa thuận hợp tác về Lâm nghiệp, triển khai Bản ghi nhớ Hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp với Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar.
Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN.
Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44% trong GDP của Myanmar, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng 2/3 lực lượng lao động chính của đất nước.
Myanmar là quốc gia có tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp chính vì vậy ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong ưu tiên lớn của Chính phủ Myamar, ông Myint Hlaing đã khẳng định./.
Ngọc Dung (Vietnam+)