Ngày 8/2, Phái viên Khoa học của Tổng thống Barack Obama phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tiến sỹ Rita Colwell đã có buổi hội thảo bàn tròn tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Các trường đại học-Động cơ của Phát triển: Chính phủ và các ngành công nghiệp hỗ trợ công cuộc đổi mới do các trường Đại học dẫn dắt như thế nào.”
Tại hội thảo, tiến sỹ Colwell nhấn mạnh: “Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển. Vì vậy, việc mở rộng sự cộng tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật là một trong những cách làm tốt nhất để củng cố tính năng động của nền kinh tế và con người Việt Nam.”
Tiến sỹ cho biết Chính phủ Hoa Kỳ có Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation), trong đó có các chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học dành cho các nhà nghiên cứu quốc tế, vì thế, nếu các nhà khoa học tại Việt Nam có những nghiên cứu hợp tác với Hoa Kỳ cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ này.
Bà Colwell nhấn mạnh, sự hợp tác hiệu quả nhất giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là hợp tác nghiên cứu khoa học giữa cả hai nước. Đặc biệt, cần hỗ trợ phát minh từ chính những sáng kiến của các em học sinh cấp tiểu học và khuyến khích, động viên các em tiếp tục khả năng sáng tạo của mình.
Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết các trường đại học Việt Nam phải đóng vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo, cần thêm nhiều hỗ trợ nữa để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Theo tiến sỹ Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: một trong những khó khăn hiện nay của ngành giáo dục đại học Việt Nam là hầu hết sinh viên và giảng viên đều tập trung vào công tác đào tạo và giảng dạy. Họ thiếu thời gian nghiên cứu và đa số các trường vẫn chưa cung cấp môi trường nghiên cứu lý tưởng cho sinh viên và giảng viên.
Qua hội thảo, một số đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh việc phát triển và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh học tập thì việc đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng./.
Tại hội thảo, tiến sỹ Colwell nhấn mạnh: “Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển. Vì vậy, việc mở rộng sự cộng tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật là một trong những cách làm tốt nhất để củng cố tính năng động của nền kinh tế và con người Việt Nam.”
Tiến sỹ cho biết Chính phủ Hoa Kỳ có Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation), trong đó có các chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học dành cho các nhà nghiên cứu quốc tế, vì thế, nếu các nhà khoa học tại Việt Nam có những nghiên cứu hợp tác với Hoa Kỳ cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ này.
Bà Colwell nhấn mạnh, sự hợp tác hiệu quả nhất giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là hợp tác nghiên cứu khoa học giữa cả hai nước. Đặc biệt, cần hỗ trợ phát minh từ chính những sáng kiến của các em học sinh cấp tiểu học và khuyến khích, động viên các em tiếp tục khả năng sáng tạo của mình.
Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết các trường đại học Việt Nam phải đóng vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo, cần thêm nhiều hỗ trợ nữa để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Theo tiến sỹ Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: một trong những khó khăn hiện nay của ngành giáo dục đại học Việt Nam là hầu hết sinh viên và giảng viên đều tập trung vào công tác đào tạo và giảng dạy. Họ thiếu thời gian nghiên cứu và đa số các trường vẫn chưa cung cấp môi trường nghiên cứu lý tưởng cho sinh viên và giảng viên.
Qua hội thảo, một số đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh việc phát triển và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh học tập thì việc đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)