Chiều 22/2, tiếp Ngài Bulent Arinc, Phó Thủ tướng, Quốc vụ khanh Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để xúc tiến quan hệ thương mại hai nước phát triển hơn nữa.
Thủ tướng đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đến đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng vui mừng trước mối quan hệ tốt đẹp của hai nước đang liên tục phát triển. Thủ tướng cho biết, hiện kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức 800 triệu USD, hai nước cũng đang phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy nâng lên mức 2 tỷ USD trong vài năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao thỏa thuận hợp tác tiêu chuẩn kỹ thuật và các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, bảo hộ đầu tư giữa hai nước sẽ được ký kết giữa hai quốc gia và đề nghị, để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xem xét, xóa bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với nỗ lực của hai bên, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục thu được nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc vui mừng cho biết, cùng sang Việt Nam lần này đoàn có nhiều doanh nhân là lãnh đạo những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Ngài Bulent Arinc cũng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ giữa hai nước thời gian qua, nhất là trên một số lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa và cho biết, ủy ban hỗn hợp hai bên cũng đang nỗ lực xây dựng định hướng hợp tác trong thời gian tiếp theo.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư. Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Bulent Arinc cũng đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cho biết sẽ cố gắng thu xếp các thủ tục pháp lý để giải quyết vấn đề thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam, phù hợp với quy định của WTO.
Cùng ngày tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp thân mật Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ (6/2009), hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tốt đẹp trong thời gian qua và đề nghị, để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, hai bên cần tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, chuyển lời mời của lãnh đạo cấp cao Việt Nam mời Tổng thống, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sớm thăm Việt Nam.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà phía Việt Nam đã dành cho đoàn; bày tỏ ngưỡng mộ trước sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam, đồng thời khẳng định mong muốn phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Hai Phó Thủ tướng nhất trí cần phấn đấu đưa kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước lên 1 tỷ USD trong năm 2011, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch, giao thông vận tải; Hai bên sớm ký các Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Tránh đánh thuế hai lần… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa hai nước./.
Thủ tướng đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đến đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng vui mừng trước mối quan hệ tốt đẹp của hai nước đang liên tục phát triển. Thủ tướng cho biết, hiện kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức 800 triệu USD, hai nước cũng đang phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy nâng lên mức 2 tỷ USD trong vài năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao thỏa thuận hợp tác tiêu chuẩn kỹ thuật và các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, bảo hộ đầu tư giữa hai nước sẽ được ký kết giữa hai quốc gia và đề nghị, để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xem xét, xóa bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với nỗ lực của hai bên, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục thu được nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc vui mừng cho biết, cùng sang Việt Nam lần này đoàn có nhiều doanh nhân là lãnh đạo những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Ngài Bulent Arinc cũng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ giữa hai nước thời gian qua, nhất là trên một số lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa và cho biết, ủy ban hỗn hợp hai bên cũng đang nỗ lực xây dựng định hướng hợp tác trong thời gian tiếp theo.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư. Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Bulent Arinc cũng đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cho biết sẽ cố gắng thu xếp các thủ tục pháp lý để giải quyết vấn đề thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam, phù hợp với quy định của WTO.
Cùng ngày tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp thân mật Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ (6/2009), hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tốt đẹp trong thời gian qua và đề nghị, để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, hai bên cần tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, chuyển lời mời của lãnh đạo cấp cao Việt Nam mời Tổng thống, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sớm thăm Việt Nam.
Phó Thủ tướng Bulent Arinc bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà phía Việt Nam đã dành cho đoàn; bày tỏ ngưỡng mộ trước sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam, đồng thời khẳng định mong muốn phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Hai Phó Thủ tướng nhất trí cần phấn đấu đưa kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước lên 1 tỷ USD trong năm 2011, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch, giao thông vận tải; Hai bên sớm ký các Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Tránh đánh thuế hai lần… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa hai nước./.
(TTXVN/Vietnam+)