Nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã dành cho phóng viên báo Express của Ấn Độ cuộc trả lời phỏng vấn về tình hình Việt Nam, những đường lối, chính sách phát triển của Việt Nam, cũng như việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói, Việt Nam luôn nhận thức Ấn Độ là nước rộng về diện tích, đông về dân số, có chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm, triển vọng rất tươi sáng.
Những năm gần đây, Ấn Độ phát triển rất tốt cả về kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ gen… nổi tiếng trên thế giới.
Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có quan hệ truyền thống từ rất lâu đời, được xây đắp từ các mối liên hệ về văn hóa, thương mại.
Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai nước, thế hệ các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục vun đắp, phát triển mối quan hệ mà ngày hôm nay là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việt Nam tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập, khẳng định vai trò, vị thế trong khu vực và trên nhiều diễn đàn quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Ấn Độ là đối tác chiến lược và Ấn Độ là nhân tố không thể thiếu trong điều kiện thế giới đang phát triển như hiện nay, tham gia tích cực tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Về kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến nền kinh tế thị trường đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau.
Ngay trong thời hiện đại này cũng có mô hình: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc.
Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân, bên cạnh đó, chăm lo cho những người có công, những gia đình neo đơn, gặp khó khăn, cơ nhỡ, những đối tượng được xem là yếu thế trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kinh tế thị trường của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tự do, nhưng cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có nghĩa Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển đổi, đòi hỏi phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa cung và cầu, quy luật giá trị với sự định hướng bằng kế hoạch, bằng chính sách, bằng chiến lược của Nhà nước; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; mối quan hệ thứ ba là trong khi chú ý mở cửa hội nhập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cho được truyền thống văn hóa của dân tộc, làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đây là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển bền vững, bảo đảm cho định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, vừa qua Việt Nam đã thực hiện có kết quả bước đầu, đặc biệt trong vấn đề chăm lo chính sách xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trước đây ở Việt Nam có lúc có tới 48% số hộ nghèo, đến nay chỉ còn khoảng 10%.
Chủ tịch Quốc hội nói: "Chính đây là nhân tố bảo đảm cho Chính phủ của chúng tôi, chế độ của chúng tôi được lòng dân và xã hội của chúng tôi, chế độ chính trị của chúng tôi ổn định. Tất cả những định hướng về thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa qua đã vào cuộc sống, biến thành hiện thực sinh động, mang lại lợi ích cho nhân dân nên được nhân dân đồng tình ủng hộ."
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua. Thực tế là Việt Nam từ chỗ nghèo nàn lạc hậu nay đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ chỗ làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập, nay đời sống người dân được nâng lên, hàng hóa tràn ngập thị trường.
Từ chỗ khép kín, nay Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đến nay có quan hệ ngoại giao với 177 nước, 224 tổ chức kinh tế thương mại các nước và khu vực, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đây là bước bổ sung phát triển của chúng tôi về lý luận kinh tế thị trường của Mác trước đây và nhiều nhà kinh tế học trên thế giới.
Về câu hỏi liệu đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có một hệ thống đa đảng, hoặc có các đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể tính tới các quan điểm của nhiều nhóm sắc tộc, nhiều dân tộc khác nhau, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau, Việt Nam chủ trương phải phát triển kinh tế đồng thời cũng phải đổi mới từng bước vững chắc hệ thống chính trị cho phù hợp; và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.
Nói đến hệ thống chính trị thì bao gồm cả cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức vận hành, bố trí cán bộ và Việt Nam đang rất coi trọng đổi mới, cải cách hành chính, bao gồm cả cải cách thể chế, cải cách công vụ, thủ tục hành chính và bố trí cán bộ công chức.
Với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải có hệ thống chính trị tương ứng. Việt Nam trong quá trình đổi mới phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa ba vế: đổi mới, ổn định và phát triển, trong đó ổn định là tiền đề, đổi mới là động lực và phá triển là mục tiêu.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: "Thực tiễn các bạn thấy đất nước chúng tôi là chính trị xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ trên thực tế, quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ, các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện, giám sát xã hội. Việt Nam đang phát triển, đang đi lên, từ thực tế hoàn cảnh cụ thể của đất nước, chúng tôi thấy thực hiện một Đảng vẫn là có hiệu quả nhất."
Theo Chủ tịch Quốc hội, không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, hai đảng thì ít dân chủ hơn và một đảng thì ít dân chủ nữa, mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ./.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói, Việt Nam luôn nhận thức Ấn Độ là nước rộng về diện tích, đông về dân số, có chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm, triển vọng rất tươi sáng.
Những năm gần đây, Ấn Độ phát triển rất tốt cả về kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ gen… nổi tiếng trên thế giới.
Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có quan hệ truyền thống từ rất lâu đời, được xây đắp từ các mối liên hệ về văn hóa, thương mại.
Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai nước, thế hệ các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục vun đắp, phát triển mối quan hệ mà ngày hôm nay là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việt Nam tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập, khẳng định vai trò, vị thế trong khu vực và trên nhiều diễn đàn quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Ấn Độ là đối tác chiến lược và Ấn Độ là nhân tố không thể thiếu trong điều kiện thế giới đang phát triển như hiện nay, tham gia tích cực tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Về kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến nền kinh tế thị trường đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau.
Ngay trong thời hiện đại này cũng có mô hình: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc.
Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân, bên cạnh đó, chăm lo cho những người có công, những gia đình neo đơn, gặp khó khăn, cơ nhỡ, những đối tượng được xem là yếu thế trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kinh tế thị trường của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tự do, nhưng cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có nghĩa Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển đổi, đòi hỏi phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa cung và cầu, quy luật giá trị với sự định hướng bằng kế hoạch, bằng chính sách, bằng chiến lược của Nhà nước; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; mối quan hệ thứ ba là trong khi chú ý mở cửa hội nhập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cho được truyền thống văn hóa của dân tộc, làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đây là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển bền vững, bảo đảm cho định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, vừa qua Việt Nam đã thực hiện có kết quả bước đầu, đặc biệt trong vấn đề chăm lo chính sách xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trước đây ở Việt Nam có lúc có tới 48% số hộ nghèo, đến nay chỉ còn khoảng 10%.
Chủ tịch Quốc hội nói: "Chính đây là nhân tố bảo đảm cho Chính phủ của chúng tôi, chế độ của chúng tôi được lòng dân và xã hội của chúng tôi, chế độ chính trị của chúng tôi ổn định. Tất cả những định hướng về thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa qua đã vào cuộc sống, biến thành hiện thực sinh động, mang lại lợi ích cho nhân dân nên được nhân dân đồng tình ủng hộ."
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua. Thực tế là Việt Nam từ chỗ nghèo nàn lạc hậu nay đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ chỗ làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập, nay đời sống người dân được nâng lên, hàng hóa tràn ngập thị trường.
Từ chỗ khép kín, nay Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đến nay có quan hệ ngoại giao với 177 nước, 224 tổ chức kinh tế thương mại các nước và khu vực, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đây là bước bổ sung phát triển của chúng tôi về lý luận kinh tế thị trường của Mác trước đây và nhiều nhà kinh tế học trên thế giới.
Về câu hỏi liệu đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có một hệ thống đa đảng, hoặc có các đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể tính tới các quan điểm của nhiều nhóm sắc tộc, nhiều dân tộc khác nhau, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau, Việt Nam chủ trương phải phát triển kinh tế đồng thời cũng phải đổi mới từng bước vững chắc hệ thống chính trị cho phù hợp; và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.
Nói đến hệ thống chính trị thì bao gồm cả cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức vận hành, bố trí cán bộ và Việt Nam đang rất coi trọng đổi mới, cải cách hành chính, bao gồm cả cải cách thể chế, cải cách công vụ, thủ tục hành chính và bố trí cán bộ công chức.
Với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải có hệ thống chính trị tương ứng. Việt Nam trong quá trình đổi mới phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa ba vế: đổi mới, ổn định và phát triển, trong đó ổn định là tiền đề, đổi mới là động lực và phá triển là mục tiêu.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: "Thực tiễn các bạn thấy đất nước chúng tôi là chính trị xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ trên thực tế, quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ, các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện, giám sát xã hội. Việt Nam đang phát triển, đang đi lên, từ thực tế hoàn cảnh cụ thể của đất nước, chúng tôi thấy thực hiện một Đảng vẫn là có hiệu quả nhất."
Theo Chủ tịch Quốc hội, không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, hai đảng thì ít dân chủ hơn và một đảng thì ít dân chủ nữa, mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ./.
(TTXVN/Vietnam+)