Tại hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) tổ chức tại Tahiti từ ngày 7-11/12, toàn bộ các thành viên đã nhất trí chấp nhận đơn xin gia nhập tổ chức này của Việt Nam.
Tiến sỹ Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cử làm trưởng đoàn đàm phán WCPFC của Việt Nam, đã cho biết như vậy.
Tuy chỉ được cấp quy chế thành viên không chính thức nhưng có hợp tác, từ nay trở đi, các sản phẩm chế biến từ cá di cư như cá ngừ và cá kiếm của Việt Nam có thể xuất khẩu sang mọi thị trường mà không phải gặp trở ngại nào như trước đây từng bị Tây Ban Nha và Mỹ từ chối nhập khẩu với lý do là Việt Nam chưa tham gia tổ chức quốc tế về quản lý nghề cá khu vực.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), với quy chế được xem xét và gia hạn mỗi năm một lần này, Việt Nam chỉ trao đổi thông tin, tham dự các cuộc họp của WCPFC, yêu cầu họ cung cấp thông tin nghề cá nhưng không được quyền đưa tàu ra vùng biển quốc tế đánh bắt hải sản./.
Tiến sỹ Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cử làm trưởng đoàn đàm phán WCPFC của Việt Nam, đã cho biết như vậy.
Tuy chỉ được cấp quy chế thành viên không chính thức nhưng có hợp tác, từ nay trở đi, các sản phẩm chế biến từ cá di cư như cá ngừ và cá kiếm của Việt Nam có thể xuất khẩu sang mọi thị trường mà không phải gặp trở ngại nào như trước đây từng bị Tây Ban Nha và Mỹ từ chối nhập khẩu với lý do là Việt Nam chưa tham gia tổ chức quốc tế về quản lý nghề cá khu vực.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), với quy chế được xem xét và gia hạn mỗi năm một lần này, Việt Nam chỉ trao đổi thông tin, tham dự các cuộc họp của WCPFC, yêu cầu họ cung cấp thông tin nghề cá nhưng không được quyền đưa tàu ra vùng biển quốc tế đánh bắt hải sản./.
Ngọc Dung (Vietnam+)