Chiều 20/6 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn và Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) Irina Bokova.
Tham dự hội đàm có đại diện lãnh đạo của các Bộ, ngành và địa phương hữu quan, Ban Thư ký Ủy ban, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội và các cán bộ của Văn phòng.
Buổi hội đàm đã tập trung đánh giá kết quả hoạt động hợp tác được triển khai toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.
Hai bên đặc biệt nhấn mạnh thành tựu khả quan đạt được sau hai năm triển khai Bản Ghi nhớ Hợp tác Việt Nam-UNESCO giai đoạn 2010-2015, được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ nhất của bà Tổng Giám đốc nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội (tháng 10/2010) và bày tỏ sự vui mừng, hài lòng đối với những kết quả to lớn đã đạt được.
Tổng Giám đốc UNESCO chúc mừng những thành quả ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục như chương trình Giáo dục cho Mọi người, Học tập suốt đời, Xóa mù chữ hay các hoạt động hưởng ứng Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc 2005-2014, Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Bokova hoan nghênh đề xuất của Việt Nam phối hợp hành động trong giai đoạn hậu Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững, hy vọng Việt Nam cùng UNESCO và các quốc gia thành viên hợp tác xây dựng Chương trình Hành động vì Phát triển Bền vững giai đoạn hậu thập kỷ.
UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển các Khu dự trữ sinh quyển, Công viên địa chất, chương trình Hải dương học, góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá rất cao cách tiếp cận của Việt Nam đề cao văn hóa đối với phát triển bền vững cũng như sự quan tâm chú ý đối với công tác di sản, nhất là di sản thế giới.
Bà Bokova nêu bật vai trò quan trọng của Việt Nam trong Tổ chức, nhất là khi Việt Nam đang là một thành viên rất tích cực của Hội đồng Chấp hành và một số tổ chức chuyên môn quan trọng của UNESCO, một thành viên năng động và có uy tín trong ASEAN và trong nhóm ASEAN tại UNESCO.
Bà Bokova cũng cám ơn những chia sẻ, đóng góp thiết thực của Việt Nam đối với UNESCO nhằm thúc đẩy cải cách, thực hiện các chương trình đã đề ra cũng như xây dựng các chiến lược tương lai của Tổ chức trong giai đoạn khó khăn về tài chính hiện nay.
Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ hiệu quả của UNESCO đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt khi Tổ chức được đặt dưới sự lãnh đạo của bà Irina Bokova như hiện nay.
Với những đóng góp đó, hình ảnh của UNESCO, những tư tưởng, giá trị nhân văn mà Tổ chức này cổ vũ đã từng bước đến được với đông đảo các tầng lớp dân chúng trên khắp đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khẳng định Việt Nam là quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm. Việt Nam đã, đang và sẽ luôn nỗ lực sát cánh cùng UNESCO vượt qua khó khăn, tiếp tục nâng cao vị thế và phát huy ảnh hưởng của Tổ chức trên phạm vi toàn cầu, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của nhân loại.
Thứ trưởng nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác toàn diện với UNESCO và hy vọng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai bên sẽ đạt thêm nhiều thành tựu, một mặt đem lại sự hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam, mặt khác góp phần khẳng định và tăng cường vai trò và vị thế của UNESCO. Điều này mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh UNESCO đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Thứ trưởng đặc biệt đề nghị cá nhân Tổng Giám đốc ủng hộ công tác bảo tồn và phát huy các di sản vật thể cũng như phi vật thể của Việt Nam, một đất nước có bề dày lịch sử dài lâu, một nền văn hóa nảy nở đa dạng và phong phú.
Sự hỗ trợ của UNESCO có thể bắt đầu từ những hành động rất cụ thể như trợ giúp tăng cường năng lực, giúp chuyên gia, kỹ thuật, làm đầu mối kết nối với các quốc gia, tổ chức, cá nhân khác hay đảm nhiệm vai trò cố vấn trong công tác xây dựng và bảo vệ các hồ sơ di sản thế giới./.
Tham dự hội đàm có đại diện lãnh đạo của các Bộ, ngành và địa phương hữu quan, Ban Thư ký Ủy ban, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội và các cán bộ của Văn phòng.
Buổi hội đàm đã tập trung đánh giá kết quả hoạt động hợp tác được triển khai toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.
Hai bên đặc biệt nhấn mạnh thành tựu khả quan đạt được sau hai năm triển khai Bản Ghi nhớ Hợp tác Việt Nam-UNESCO giai đoạn 2010-2015, được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ nhất của bà Tổng Giám đốc nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội (tháng 10/2010) và bày tỏ sự vui mừng, hài lòng đối với những kết quả to lớn đã đạt được.
Tổng Giám đốc UNESCO chúc mừng những thành quả ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục như chương trình Giáo dục cho Mọi người, Học tập suốt đời, Xóa mù chữ hay các hoạt động hưởng ứng Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc 2005-2014, Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Bokova hoan nghênh đề xuất của Việt Nam phối hợp hành động trong giai đoạn hậu Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững, hy vọng Việt Nam cùng UNESCO và các quốc gia thành viên hợp tác xây dựng Chương trình Hành động vì Phát triển Bền vững giai đoạn hậu thập kỷ.
UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển các Khu dự trữ sinh quyển, Công viên địa chất, chương trình Hải dương học, góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá rất cao cách tiếp cận của Việt Nam đề cao văn hóa đối với phát triển bền vững cũng như sự quan tâm chú ý đối với công tác di sản, nhất là di sản thế giới.
Bà Bokova nêu bật vai trò quan trọng của Việt Nam trong Tổ chức, nhất là khi Việt Nam đang là một thành viên rất tích cực của Hội đồng Chấp hành và một số tổ chức chuyên môn quan trọng của UNESCO, một thành viên năng động và có uy tín trong ASEAN và trong nhóm ASEAN tại UNESCO.
Bà Bokova cũng cám ơn những chia sẻ, đóng góp thiết thực của Việt Nam đối với UNESCO nhằm thúc đẩy cải cách, thực hiện các chương trình đã đề ra cũng như xây dựng các chiến lược tương lai của Tổ chức trong giai đoạn khó khăn về tài chính hiện nay.
Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ hiệu quả của UNESCO đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt khi Tổ chức được đặt dưới sự lãnh đạo của bà Irina Bokova như hiện nay.
Với những đóng góp đó, hình ảnh của UNESCO, những tư tưởng, giá trị nhân văn mà Tổ chức này cổ vũ đã từng bước đến được với đông đảo các tầng lớp dân chúng trên khắp đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khẳng định Việt Nam là quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm. Việt Nam đã, đang và sẽ luôn nỗ lực sát cánh cùng UNESCO vượt qua khó khăn, tiếp tục nâng cao vị thế và phát huy ảnh hưởng của Tổ chức trên phạm vi toàn cầu, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của nhân loại.
Thứ trưởng nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác toàn diện với UNESCO và hy vọng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai bên sẽ đạt thêm nhiều thành tựu, một mặt đem lại sự hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam, mặt khác góp phần khẳng định và tăng cường vai trò và vị thế của UNESCO. Điều này mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh UNESCO đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Thứ trưởng đặc biệt đề nghị cá nhân Tổng Giám đốc ủng hộ công tác bảo tồn và phát huy các di sản vật thể cũng như phi vật thể của Việt Nam, một đất nước có bề dày lịch sử dài lâu, một nền văn hóa nảy nở đa dạng và phong phú.
Sự hỗ trợ của UNESCO có thể bắt đầu từ những hành động rất cụ thể như trợ giúp tăng cường năng lực, giúp chuyên gia, kỹ thuật, làm đầu mối kết nối với các quốc gia, tổ chức, cá nhân khác hay đảm nhiệm vai trò cố vấn trong công tác xây dựng và bảo vệ các hồ sơ di sản thế giới./.
P.V (Vietnam+)