Bộ phận phân tích thông tin EIU thuộc Tạp chí Nhà kinh tế (Anh) mới đây cho rằng sau BRIC, CIVETS, gồm các nước Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, sẽ trở thành khối có tốc độ phát triển cao, bền vững nhất và sẽ là điểm đến tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Khái niệm BRIC, gồm các nền kinh tế đang phát triển mạnh Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được Goldman Sachs đưa ra từ năm 2001. BRIC đã trở thành đối thủ của các nền kinh tế phát triển G-7, và tổng GDP của BRIC dự kiến vượt G-7 vào năm 2020.
Gần đây, giới kinh tế bắt đầu đề cập tới nhóm các nền kinh tế mới nổi sau BRIC. Một số khái niệm đã được đưa ra, song đáng chú ý là khái niệm về CIVETS, những nước có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong dài hạn. Các nền kinh tế này đều có số dân đông và tỷ lệ dân số trẻ cao, có các hệ thống tài chính tương đối phát triển, ít nhất là tại các quốc gia không thuộc châu Á.
Hiện tại, không có thành viên nào trong CIVETS có mức lạm phát phi mã, ngoại trừ mức lạm phát tương đối cao tại Ai Cập. CIVETS cũng không bị thâm hụt tài khoản vãng lai cao do lạm phát.
Việt Nam có triển vọng dài hạn khá tích cực. Nợ công tại các nước CIVETS tương đối thấp, trừ Ai Cập với nợ công hiện ở mức 80% GDP. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh đang làm giảm bớt lo ngại về gánh nặng nợ nần và dân số trẻ đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ tại Ai Cập không đáng lo ngại bằng các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Ngoài nền tảng kinh tế mạnh, các nước CIVETS cũng đã minh chứng sự kiên cường tuyệt vời trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, thể hiện qua việc hoạch định chính sách có định hướng tốt trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, nền tảng chính trị tại các quốc gia CIVETS đều có tính hỗ trợ cao cho tăng trưởng kinh tế.
EIU cho rằng khối CIVETS sẽ có mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 4,5% trong 20 năm tới. Con số này chỉ thấp hơn chút ít so với mức tăng trưởng 4,9% của BRIC, nhưng cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng kinh tế 1,8% của G-7.
EIU kết luận rằng 6 nền kinh tế của CIVETS có nhiều khả năng thành công nhất sau BRIC.
Tất nhiên, CIVETS sẽ không định hình trật tự kinh tế toàn cầu theo cách mà BRIC sẽ làm.
Vào năm 2030, chỉ có thêm Ai Cập là có khả năng sẽ bắt kịp Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước vốn đã nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu của kinh tế thế giới (G-20).
Tổng GDP của các nước CIVETS, kể cả tính theo sức mua tương đương, sẽ chỉ bằng 1/5 của G-7 cộng lại, nhưng nhóm nước này sẽ chiếm một phần quan trọng trong tăng trưởng toàn cầu vào giai đoạn đó. Sự nổi lên của các nền kinh tế này sẽ giúp củng cố triển vọng tại các khu vực, thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu./.
Khái niệm BRIC, gồm các nền kinh tế đang phát triển mạnh Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được Goldman Sachs đưa ra từ năm 2001. BRIC đã trở thành đối thủ của các nền kinh tế phát triển G-7, và tổng GDP của BRIC dự kiến vượt G-7 vào năm 2020.
Gần đây, giới kinh tế bắt đầu đề cập tới nhóm các nền kinh tế mới nổi sau BRIC. Một số khái niệm đã được đưa ra, song đáng chú ý là khái niệm về CIVETS, những nước có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong dài hạn. Các nền kinh tế này đều có số dân đông và tỷ lệ dân số trẻ cao, có các hệ thống tài chính tương đối phát triển, ít nhất là tại các quốc gia không thuộc châu Á.
Hiện tại, không có thành viên nào trong CIVETS có mức lạm phát phi mã, ngoại trừ mức lạm phát tương đối cao tại Ai Cập. CIVETS cũng không bị thâm hụt tài khoản vãng lai cao do lạm phát.
Việt Nam có triển vọng dài hạn khá tích cực. Nợ công tại các nước CIVETS tương đối thấp, trừ Ai Cập với nợ công hiện ở mức 80% GDP. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh đang làm giảm bớt lo ngại về gánh nặng nợ nần và dân số trẻ đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ tại Ai Cập không đáng lo ngại bằng các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Ngoài nền tảng kinh tế mạnh, các nước CIVETS cũng đã minh chứng sự kiên cường tuyệt vời trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, thể hiện qua việc hoạch định chính sách có định hướng tốt trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, nền tảng chính trị tại các quốc gia CIVETS đều có tính hỗ trợ cao cho tăng trưởng kinh tế.
EIU cho rằng khối CIVETS sẽ có mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 4,5% trong 20 năm tới. Con số này chỉ thấp hơn chút ít so với mức tăng trưởng 4,9% của BRIC, nhưng cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng kinh tế 1,8% của G-7.
EIU kết luận rằng 6 nền kinh tế của CIVETS có nhiều khả năng thành công nhất sau BRIC.
Tất nhiên, CIVETS sẽ không định hình trật tự kinh tế toàn cầu theo cách mà BRIC sẽ làm.
Vào năm 2030, chỉ có thêm Ai Cập là có khả năng sẽ bắt kịp Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước vốn đã nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu của kinh tế thế giới (G-20).
Tổng GDP của các nước CIVETS, kể cả tính theo sức mua tương đương, sẽ chỉ bằng 1/5 của G-7 cộng lại, nhưng nhóm nước này sẽ chiếm một phần quan trọng trong tăng trưởng toàn cầu vào giai đoạn đó. Sự nổi lên của các nền kinh tế này sẽ giúp củng cố triển vọng tại các khu vực, thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)