Theo tin từ Bộ Tài chính, trong thời gian xây dựng, hoàn tất Thông tư 122, Bộ đã lấy ý kiến đóng góp của các bộ, các ngành, các địa phương và đăng toàn bộ dự thảo thông tư trên website của Bộ Tài chính 60 ngày.
Trong thời gian này, Bộ có nhận được thông tin phản hồi của một số doanh nghiệp kinh doanh sữa có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có một bức thư của 5 đại sứ các nước Australia, Canada, New Zealand, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Trong bức thư các vị đại sứ cho rằng những thực thi cơ chế quản lý giá mới sẽ ảnh hưởng tới việc theo đuổi định hướng thị trường của Việt Nam cũng như sự tuân thủ các quy định với tư cách là thành viên của WTO.
Những biện pháp quản lý này cũng sẽ hạn chế việc thu hút đầu tư mới và tác động tiêu cực tới thị trường việc làm. Các vị đại sứ trên cũng cho rằng việc thắt chặt quản lý giá không phải là biện pháp duy nhất nhằm ngăn ngừa lạm phát và sẵn sàng giúp Việt Nam xem xét các biện pháp này.
Theo các vị đại sứ này, thông tư mới của Bộ Tài chính sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư mới và ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, làm gia tăng gánh nặng về hành chính và chi phí cho các công ty (nước ngoài) ở Việt Nam.
Trả lời phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết Thông tư 122/2010/TT-BTC ban hành ngày 12/8 không có nội dung nào vi phạm cam kết về chính sách giá của Việt Nam quy định từ khoản 96 đến khoản 103 trong báo cáo của Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO ngày 27/10/2006.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, thông tư này hướng dẫn đúng như nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá chứ không phải Bộ Tài chính "sinh ra" một chính sách mới.
Thông tư 122/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
Thông tư này có hiệu lực từ 1/10, đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột từ nước ngoài, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá./.
Trong thời gian này, Bộ có nhận được thông tin phản hồi của một số doanh nghiệp kinh doanh sữa có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có một bức thư của 5 đại sứ các nước Australia, Canada, New Zealand, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Trong bức thư các vị đại sứ cho rằng những thực thi cơ chế quản lý giá mới sẽ ảnh hưởng tới việc theo đuổi định hướng thị trường của Việt Nam cũng như sự tuân thủ các quy định với tư cách là thành viên của WTO.
Những biện pháp quản lý này cũng sẽ hạn chế việc thu hút đầu tư mới và tác động tiêu cực tới thị trường việc làm. Các vị đại sứ trên cũng cho rằng việc thắt chặt quản lý giá không phải là biện pháp duy nhất nhằm ngăn ngừa lạm phát và sẵn sàng giúp Việt Nam xem xét các biện pháp này.
Theo các vị đại sứ này, thông tư mới của Bộ Tài chính sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư mới và ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, làm gia tăng gánh nặng về hành chính và chi phí cho các công ty (nước ngoài) ở Việt Nam.
Trả lời phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết Thông tư 122/2010/TT-BTC ban hành ngày 12/8 không có nội dung nào vi phạm cam kết về chính sách giá của Việt Nam quy định từ khoản 96 đến khoản 103 trong báo cáo của Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO ngày 27/10/2006.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, thông tư này hướng dẫn đúng như nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá chứ không phải Bộ Tài chính "sinh ra" một chính sách mới.
Thông tư 122/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
Thông tư này có hiệu lực từ 1/10, đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột từ nước ngoài, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)