Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa và 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng.
Thông tin trên được ông Cung Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương đưa ra trong buổi lễ míttinh hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2011, do Bệnh viện này tổ chức ngày 13/10, tại Hà Nội.
Theo ông Sơn, có 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được (bao gồm 69% là có thể chữa được và 15% có thể phòng ngừa được). Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù, chiếm tỷ lệ 66%, tiếp theo là các bệnh gây mù như sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ, mắt hột…
Hiện tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% học sinh ở nông thôn, 30-35% ở thành phố.
Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ, trong đó có 2/3 bị cận thị.
Điều đáng lo ngại là hiện Việt Nam có khoảng 300.000 bệnh nhân bị mù do các bệnh lý giác mạc cần được điều trị phẫu thuật ghép giác mạc. Mỗi năm lại có thêm 15.000 người bị mù do bệnh lý về giác mạc gây ra. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là khan hiếm nguồn giác mạc hiến tặng.
Hướng tới thực hiện mục tiêu thị giác toàn cầu 2020, Việt Nam phấn đấu thanh toán bệnh mắt hột vào năm 2015, mổ đục thủy tinh thể đạt 250.000 ca mỗi năm, mục tiêu giảm tỷ lệ mù lòa trong dân số xuống dưới 0,3% vào năm 2020.
Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2011, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa, Bệnh viện Mắt Trung ương, Hội nhãn khoa Việt Nam triển khai tư vấn, khám mắt miễn phí cho 100 người nghèo tại Bệnh viện Mắt Trung ương, trong đó khám mắt cho 50 người khuyết tật./.
Thông tin trên được ông Cung Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương đưa ra trong buổi lễ míttinh hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2011, do Bệnh viện này tổ chức ngày 13/10, tại Hà Nội.
Theo ông Sơn, có 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được (bao gồm 69% là có thể chữa được và 15% có thể phòng ngừa được). Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù, chiếm tỷ lệ 66%, tiếp theo là các bệnh gây mù như sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ, mắt hột…
Hiện tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% học sinh ở nông thôn, 30-35% ở thành phố.
Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ, trong đó có 2/3 bị cận thị.
Điều đáng lo ngại là hiện Việt Nam có khoảng 300.000 bệnh nhân bị mù do các bệnh lý giác mạc cần được điều trị phẫu thuật ghép giác mạc. Mỗi năm lại có thêm 15.000 người bị mù do bệnh lý về giác mạc gây ra. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là khan hiếm nguồn giác mạc hiến tặng.
Hướng tới thực hiện mục tiêu thị giác toàn cầu 2020, Việt Nam phấn đấu thanh toán bệnh mắt hột vào năm 2015, mổ đục thủy tinh thể đạt 250.000 ca mỗi năm, mục tiêu giảm tỷ lệ mù lòa trong dân số xuống dưới 0,3% vào năm 2020.
Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2011, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa, Bệnh viện Mắt Trung ương, Hội nhãn khoa Việt Nam triển khai tư vấn, khám mắt miễn phí cho 100 người nghèo tại Bệnh viện Mắt Trung ương, trong đó khám mắt cho 50 người khuyết tật./.
Trên thế giới có khoảng 314 triệu người bị mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây trên thế giới có thêm một người bị mù và cứ một phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này). |
Thùy Giang (Vietnam+)