Nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng đảm bảo “tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững, giảm phát thải cacbon," ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Viện Công nghiệp và Công nghệ Hàn Quốc (KEITI) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ công nghiệp môi trường.
KEITI và Hiệp hội bảo tồn môi trường Hàn Quốc cũng đã ký kết hợp tác với Hiệp hội công nghiệp môi trường, Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp của Việt Nam.
Tại Lễ ký kết cũng đã diễn ra Hội thảo hợp tác môi trường Việt Nam-Hàn Quốc với sự tham gia của 17 doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc, cùng đại diện các nhà quản lý chuyên ngành đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng hợp tác môi trường giữa hai nước trong thời gian vừa qua, triển vọng trong thời gian tới; hiện trạng phát triển công nghệ và công nghiệp môi trường của Việt Nam và phương hướng phát triển; chính sách của Việt Nam về phát triển công nghiệp và công nghệ môi trường.
Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định kể từ cuộc họp Bộ trưởng Môi trường lần thứ 8 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 4/2011, Bộ Môi trường và Viện Công nghệ và Công nghiệp Hàn Quốc đã nỗ lực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý môi trường, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi chuyên đề về môi trường; các dự án hỗ trợ xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo kết quả điều tra khảo sát, đánh giá của Bộ Công Thương về nhu cầu và năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường tại 20 tỉnh, thành phố, thị trường cho ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam có tiềm năng tương đối lớn.
Lượng chất thải rắn phát thải hiện khoảng 30 triệu tấn và tăng hàng năm 7%. Ước tính nhu cầu thị trường cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn hàng năm khoảng 2.340 tỷ đồng, dự báo trong những năm tới đạt khoảng 3.900 tỷ đồng/năm. Tiềm năng tái chế chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam cũng rất cao, ở nhiều ngành tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế đạt hơn 80%.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng, các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi trường, nhất là các Hiệp hội bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng có thêm cơ hội trao đổi thông tin, xây dựng niềm tin và cùng nhau thiết lập các kế hoạch đầu tư trong lĩnh vực cùng quan tâm.
Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp môi trường đã ký kết, các doanh nghiệp hai nước có thể cùng nhau hình thành một thị trường công nghệ và công nghiệp môi trường Việt Nam, trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, mà Hàn Quốc là một trong số đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam trên lĩnh vực môi trường./.
KEITI và Hiệp hội bảo tồn môi trường Hàn Quốc cũng đã ký kết hợp tác với Hiệp hội công nghiệp môi trường, Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp của Việt Nam.
Tại Lễ ký kết cũng đã diễn ra Hội thảo hợp tác môi trường Việt Nam-Hàn Quốc với sự tham gia của 17 doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc, cùng đại diện các nhà quản lý chuyên ngành đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng hợp tác môi trường giữa hai nước trong thời gian vừa qua, triển vọng trong thời gian tới; hiện trạng phát triển công nghệ và công nghiệp môi trường của Việt Nam và phương hướng phát triển; chính sách của Việt Nam về phát triển công nghiệp và công nghệ môi trường.
Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định kể từ cuộc họp Bộ trưởng Môi trường lần thứ 8 tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 4/2011, Bộ Môi trường và Viện Công nghệ và Công nghiệp Hàn Quốc đã nỗ lực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý môi trường, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi chuyên đề về môi trường; các dự án hỗ trợ xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo kết quả điều tra khảo sát, đánh giá của Bộ Công Thương về nhu cầu và năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường tại 20 tỉnh, thành phố, thị trường cho ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam có tiềm năng tương đối lớn.
Lượng chất thải rắn phát thải hiện khoảng 30 triệu tấn và tăng hàng năm 7%. Ước tính nhu cầu thị trường cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn hàng năm khoảng 2.340 tỷ đồng, dự báo trong những năm tới đạt khoảng 3.900 tỷ đồng/năm. Tiềm năng tái chế chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam cũng rất cao, ở nhiều ngành tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế đạt hơn 80%.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng, các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi trường, nhất là các Hiệp hội bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng có thêm cơ hội trao đổi thông tin, xây dựng niềm tin và cùng nhau thiết lập các kế hoạch đầu tư trong lĩnh vực cùng quan tâm.
Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp môi trường đã ký kết, các doanh nghiệp hai nước có thể cùng nhau hình thành một thị trường công nghệ và công nghiệp môi trường Việt Nam, trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, mà Hàn Quốc là một trong số đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam trên lĩnh vực môi trường./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)