Đoàn cán bộ cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam với thành phần tham gia rộng rãi nhất của các bộ, ngành liên quan vừa đạt được những kết quả tích cực trong chuyến khảo sát tại Hà Lan để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu.
Dẫn đầu đoàn công tác liên bộ này, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có các buổi làm việc với Phó Thủ tướng nước chủ nhà Andre Rouvoet, với bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Giao thông Công chính và quản lý nhà nước, Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm, cùng nhiều quan chức cấp cao khác.
Đoàn cũng đã tham quan các công trình đê biển, dự án vùng chậm lũ; làm việc với các nhà lãnh đạo chủ chốt, các chuyên gia hàng đầu; các tổ chức và cơ quan của Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã thông báo tình hình và những biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, ngập lụt, triều cường ở Việt Nam nhiều năm qua.
Việt Nam hiện là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hà Lan - nước có 1/3 lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, có nhiều kinh nghiệm và khả năng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Hai bên đã xem xét những chương trình hợp tác chiến lược và bền vững giữa Việt Nam và Hà Lan trong vòng 50 đến 100 năm tới, ở mọi cấp như chính phủ, địa phương (nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, sông cửu Long, các vùng duyên hải), giới nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp.
Phía Hà Lan đã giới thiệu với đoàn về lịch sử đấu tranh hàng nghìn năm đối với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong khi đất lún dần; giới thiệu về các khía cạnh chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, công nghệ, ngân sách, cơ cấu tổ chức các cơ quan đối phó với biến đổi khí hậu của Hà Lan.
Hoan nghênh những đề xuất của Việt Nam, chủ động nêu các nội dung hợp tác, đặc biệt là xây dựng kế hoạch thích ứng của Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Hà Lan đề nghị Việt Nam tham gia sáng kiến Liên minh các vùng đồng bằng châu thổ quốc tế (IDA) và tham dự Hội nghị quốc tế về nông nghiệp và biến đổi khí hậu, dự kiến được tổ chức vào tháng 11 ở nước này.
Đoàn Việt Nam đã tham dự cuộc hội thảo với các quan chức, chuyên gia hàng đầu của Hà Lan về biến đổi khí hậu và quản lý nước để trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cũng như bàn phương hướng hợp tác với Việt Nam trong những năm tới.
Các doanh nghiệp Hà Lan tỏ ra tích cực và sẵn sàng tham gia các dự án về thiết kế, công nghệ, thương mại, nông nghiệp, thủy lợi, đào tạo, đầu tư dịch vụ cảng biển... ở Việt Nam./.
Dẫn đầu đoàn công tác liên bộ này, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có các buổi làm việc với Phó Thủ tướng nước chủ nhà Andre Rouvoet, với bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Giao thông Công chính và quản lý nhà nước, Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm, cùng nhiều quan chức cấp cao khác.
Đoàn cũng đã tham quan các công trình đê biển, dự án vùng chậm lũ; làm việc với các nhà lãnh đạo chủ chốt, các chuyên gia hàng đầu; các tổ chức và cơ quan của Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã thông báo tình hình và những biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, ngập lụt, triều cường ở Việt Nam nhiều năm qua.
Việt Nam hiện là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hà Lan - nước có 1/3 lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, có nhiều kinh nghiệm và khả năng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Hai bên đã xem xét những chương trình hợp tác chiến lược và bền vững giữa Việt Nam và Hà Lan trong vòng 50 đến 100 năm tới, ở mọi cấp như chính phủ, địa phương (nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, sông cửu Long, các vùng duyên hải), giới nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp.
Phía Hà Lan đã giới thiệu với đoàn về lịch sử đấu tranh hàng nghìn năm đối với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong khi đất lún dần; giới thiệu về các khía cạnh chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, công nghệ, ngân sách, cơ cấu tổ chức các cơ quan đối phó với biến đổi khí hậu của Hà Lan.
Hoan nghênh những đề xuất của Việt Nam, chủ động nêu các nội dung hợp tác, đặc biệt là xây dựng kế hoạch thích ứng của Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Hà Lan đề nghị Việt Nam tham gia sáng kiến Liên minh các vùng đồng bằng châu thổ quốc tế (IDA) và tham dự Hội nghị quốc tế về nông nghiệp và biến đổi khí hậu, dự kiến được tổ chức vào tháng 11 ở nước này.
Đoàn Việt Nam đã tham dự cuộc hội thảo với các quan chức, chuyên gia hàng đầu của Hà Lan về biến đổi khí hậu và quản lý nước để trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cũng như bàn phương hướng hợp tác với Việt Nam trong những năm tới.
Các doanh nghiệp Hà Lan tỏ ra tích cực và sẵn sàng tham gia các dự án về thiết kế, công nghệ, thương mại, nông nghiệp, thủy lợi, đào tạo, đầu tư dịch vụ cảng biển... ở Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)