Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong phiên đàm phán thứ 2 Thỏa thuận Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) về Chương trình hành động Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT).
Ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán phía Việt Nam đã cho biết thông tin này sau khi phiên đàm khán diễn ra tại Hà Nội, 24 và 25/11.
Tại buổi họp báo ngày 25/11, ông Hà Công Tuấn cho biết nội dung cơ bản và những vấn đề chi tiết về định nghĩa gỗ hợp pháp cũng đã được thống nhất; hai bên cũng đã thảo luận quan điểm, nguyên tắc về danh mục các sản phẩm đưa vào Hiệp định và khung hệ thống theo dõi và giám sát đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp.
Việt Nam và EU cũng đã thảo luận và thông qua báo cáo cập nhật về lộ trình đàm phán VPA, xem xét cuộc họp đàm phán lần thứ 3 vào tháng 5/2012, tại Brussels.
Tiến sỹ Huy go Maria Schally, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu, Vụ trưởng Vụ các vấn đề môi trường đa phương và thương mại, Tổng Cục Môi trường, Ủy ban châu Âu nói rằng Việt Nam cũng như một số nước khác đang gặp thách thức lớn trong quá trình kiểm soát những khâu cung ứng nguồn gỗ hợp pháp, tuy nhiên Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc quá trình này.
EU và Việt Nam đã thống nhất tuyên bố khởi động đàm phán VPA về FLGT vào ngày 18/8/2010. Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo gỗ và đồ gỗ vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp; đồng thời hỗ trợ duy trì và mở rộng xuất khẩu gỗ, đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường EU từ 3/2013.
Theo ông Tuấn, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 11 triệu m3 gỗ. EU là một thị trường nhập khẩu lớn, chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây.
Ông Tuấn Cũng cũng khẳng định rằng Hiệp định VPA và Chương trình FLEGT hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
Nhận thức rõ ích lợi của rừng với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, giảm việc suy thoái rừng, tăng cường trồng rừng. Trong khoảng 20 năm qua, Việt Nam đã nâng độ che phủ rừng từ 24% lên 40%./.
Ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán phía Việt Nam đã cho biết thông tin này sau khi phiên đàm khán diễn ra tại Hà Nội, 24 và 25/11.
Tại buổi họp báo ngày 25/11, ông Hà Công Tuấn cho biết nội dung cơ bản và những vấn đề chi tiết về định nghĩa gỗ hợp pháp cũng đã được thống nhất; hai bên cũng đã thảo luận quan điểm, nguyên tắc về danh mục các sản phẩm đưa vào Hiệp định và khung hệ thống theo dõi và giám sát đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp.
Việt Nam và EU cũng đã thảo luận và thông qua báo cáo cập nhật về lộ trình đàm phán VPA, xem xét cuộc họp đàm phán lần thứ 3 vào tháng 5/2012, tại Brussels.
Tiến sỹ Huy go Maria Schally, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu, Vụ trưởng Vụ các vấn đề môi trường đa phương và thương mại, Tổng Cục Môi trường, Ủy ban châu Âu nói rằng Việt Nam cũng như một số nước khác đang gặp thách thức lớn trong quá trình kiểm soát những khâu cung ứng nguồn gỗ hợp pháp, tuy nhiên Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc quá trình này.
EU và Việt Nam đã thống nhất tuyên bố khởi động đàm phán VPA về FLGT vào ngày 18/8/2010. Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo gỗ và đồ gỗ vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp; đồng thời hỗ trợ duy trì và mở rộng xuất khẩu gỗ, đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường EU từ 3/2013.
Theo ông Tuấn, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 11 triệu m3 gỗ. EU là một thị trường nhập khẩu lớn, chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây.
Ông Tuấn Cũng cũng khẳng định rằng Hiệp định VPA và Chương trình FLEGT hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
Nhận thức rõ ích lợi của rừng với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, giảm việc suy thoái rừng, tăng cường trồng rừng. Trong khoảng 20 năm qua, Việt Nam đã nâng độ che phủ rừng từ 24% lên 40%./.
Ngọc Dung (Vietnam+)