Khóa họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, vừa kết thúc cuối tuần qua sau hơn 2 tuần làm việc.
Tại khóa họp này, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trong Hội đồng Nhân quyền để tiến tới việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong các ngày họp từ 10/9 đến 28/9, Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận báo cáo của 10 báo cáo viên đặc biệt, nhóm làm việc và chuyên gia độc lập phụ trách các chủ đề về trẻ em trong xung đột vũ trang, người bản địa, lính đánh thuê, tác hại chất thải độc hại, nước sạch, đói nghèo cùng cực, chống phân biệt chủng tộc, các hình thức nô lệ hiện đại, nhân quyền và đoàn kết quốc tế, dân chủ và trật tự quốc tế công bằng.
Hội đồng Nhân quyền cũng đã thảo luận báo cáo về tình hình nhân quyền tại Syria, Somalia, Sudan và Campuchia, xem xét thông qua báo cáo kết quả của nhóm làm việc theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ (UPR) của 14 nước, trong đó có Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Algeria, Ecuador.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh cơ quan Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác đã phát biểu đánh giá cao và ủng hộ nỗ lực bảo đảm và thực thi quyền con người tại các nước Philippines, Brazil, Nam Phi và Indonesia, tại các phiên họp xem xét báo cáo UPR các nước này.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành cho biết: "Chúng tôi quyết tâm không ngừng để đóng góp hơn nữa cho các tổ chức quốc tế và khu vực. Chúng tôi vô cùng cảm kích và hướng tới sự phối hợp và hợp tác rộng rãi với mọi quốc gia và các nền kinh tế trong việc thúc đẩy sự nghiệp chung và chia sẻ các mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển con người. Trong lĩnh vực này, tiếp sau việc là thành viên tích cực trong Ủy ban Nhân quyền (2001-2003), Chính phủ Việt Nam đã đệ trình với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người."
Trong phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về tình hình Campuchia ngày 25/9, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nêu rõ chính sách láng giềng hữu nghị, đoàn kết hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với Chính phủ và nhân dân Vương quốc Campuchia, hoan nghênh những thành tựu đạt được của nước bạn trong việc bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế và cam kết sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ để xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong khuôn khổ khóa họp, Hội đồng Nhân quyền cũng tiến hành 4 phiên thảo luận chuyên đề về nhân quyền gồm Ngày quốc tế Nelson Mandela, tiếp cận pháp lý của người bản địa, tăng cường vai trò của phụ nữ và các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội, vấn đề đe dọa và trả đũa trong hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
Kết thúc khóa họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 31 nghị quyết, 14 quyết định, bổ nhiệm 2 báo cáo viên đặc biệt về Belarus và Eritrea, bầu 4 chuyên gia thành viên Ủy ban Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền./.
Tại khóa họp này, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trong Hội đồng Nhân quyền để tiến tới việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong các ngày họp từ 10/9 đến 28/9, Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận báo cáo của 10 báo cáo viên đặc biệt, nhóm làm việc và chuyên gia độc lập phụ trách các chủ đề về trẻ em trong xung đột vũ trang, người bản địa, lính đánh thuê, tác hại chất thải độc hại, nước sạch, đói nghèo cùng cực, chống phân biệt chủng tộc, các hình thức nô lệ hiện đại, nhân quyền và đoàn kết quốc tế, dân chủ và trật tự quốc tế công bằng.
Hội đồng Nhân quyền cũng đã thảo luận báo cáo về tình hình nhân quyền tại Syria, Somalia, Sudan và Campuchia, xem xét thông qua báo cáo kết quả của nhóm làm việc theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ (UPR) của 14 nước, trong đó có Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Algeria, Ecuador.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh cơ quan Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác đã phát biểu đánh giá cao và ủng hộ nỗ lực bảo đảm và thực thi quyền con người tại các nước Philippines, Brazil, Nam Phi và Indonesia, tại các phiên họp xem xét báo cáo UPR các nước này.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành cho biết: "Chúng tôi quyết tâm không ngừng để đóng góp hơn nữa cho các tổ chức quốc tế và khu vực. Chúng tôi vô cùng cảm kích và hướng tới sự phối hợp và hợp tác rộng rãi với mọi quốc gia và các nền kinh tế trong việc thúc đẩy sự nghiệp chung và chia sẻ các mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển con người. Trong lĩnh vực này, tiếp sau việc là thành viên tích cực trong Ủy ban Nhân quyền (2001-2003), Chính phủ Việt Nam đã đệ trình với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự ủng hộ và hợp tác mạnh mẽ trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người."
Trong phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về tình hình Campuchia ngày 25/9, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nêu rõ chính sách láng giềng hữu nghị, đoàn kết hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với Chính phủ và nhân dân Vương quốc Campuchia, hoan nghênh những thành tựu đạt được của nước bạn trong việc bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế và cam kết sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ để xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong khuôn khổ khóa họp, Hội đồng Nhân quyền cũng tiến hành 4 phiên thảo luận chuyên đề về nhân quyền gồm Ngày quốc tế Nelson Mandela, tiếp cận pháp lý của người bản địa, tăng cường vai trò của phụ nữ và các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội, vấn đề đe dọa và trả đũa trong hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
Kết thúc khóa họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 31 nghị quyết, 14 quyết định, bổ nhiệm 2 báo cáo viên đặc biệt về Belarus và Eritrea, bầu 4 chuyên gia thành viên Ủy ban Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền./.
(TTXVN)