Tại thủ đô Paris (Pháp) vừa diễn ra Hội thảo quốc tế về "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cạnh tranh bình đẳng" do Hội luật sư liên Thái Bình Dương (IPBA) tổ chức.
Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu đến từ nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á, trong đó đa số là các luật sư, các nhà kinh tế và đại diện ngoại giao của một số nước đóng tại Paris. Mục đích của hội thảo nhằm chuyển tải tới cử tọa tầm quan trọng của việc phổ biến những tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đây còn là diễn đàn để các diễn giả đã trình bày những nghiên cứu về môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mối liên hệ với các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho rằng tiêu chuẩn hóa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những công cụ dân chủ và văn minh có thể góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, hướng tới mô hình phát triển hài hòa góp phần cải thiện được điều kiện sống và làm việc cho người lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Ông Cảnh Cường cho rằng các nước đang phát triển cần nỗ lực để tranh thủ những cơ hội, khắc phục khó khăn do nguy cơ tụt hậu, sự cạnh tranh khốc liệt và thiếu bình đẳng, cũng như sự tàn phá môi trường – xã hội ngày gia tăng, gây ra. Theo ông Cảnh Cường, việc tham gia thảo luận để tiến tới xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là điều cần thiết nhất là khi Việt Nam đã quyết tâm hội nhập ngày càng đầy đủ, sâu rộng hơn với quốc tế và khu vực.
Các đại biểu còn được nghe các diễn giả Lalit Bhasin - Chủ tịch IPBA, Iohann Le Frapper (cố vấn kinh tế Alcatel Lucent), Michael Cartier (luật sư Thụy Sĩ), Linna Li (luật sư Anh), Yvon Razafindratandra (luật sư Pháp), Serge Worthalter (luật sư Pháp) và Michel Doucin - Đại sứ Pháp tại các cuộc đàm phán quốc tế về các vấn đề đạo đức sinh học và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trình bày các báo cáo liên quan đến những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc một số nước trong thời gian qua và những đánh giá về một số diễn biến tiêu cực làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của xã hội và các thế hệ tương lai. Đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tham nhũng, sự yếu kém của việc thực thi pháp luật, sự lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn, tình trạng bóc lột lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, thậm chí lao động nô lệ ở một số nơi.
Theo một số nghiên cứu, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội rất khác nhau tại châu Âu và châu Á, kể cả các tiêu chuẩn đã được luật hóa hay chưa được luật hóa, phần nào tạo nên những thách thức cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.
Luật sư Yvon Razafindratandra, chuyên gia về luật môi trường thuộc Đoàn luật sư Paris đưa ra một số dẫn chứng về những khó khăn trong công tác lập pháp và thực thi pháp luật tại Việt Nam và ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc luật hóa nhiều trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được thể hiện qua việc Việt Nam đã thông qua một số đạo luật như: Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm thất nghiệp, Luật bảo vệ người tiêu dùng.../.
Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu đến từ nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á, trong đó đa số là các luật sư, các nhà kinh tế và đại diện ngoại giao của một số nước đóng tại Paris. Mục đích của hội thảo nhằm chuyển tải tới cử tọa tầm quan trọng của việc phổ biến những tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đây còn là diễn đàn để các diễn giả đã trình bày những nghiên cứu về môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mối liên hệ với các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho rằng tiêu chuẩn hóa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong những công cụ dân chủ và văn minh có thể góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, hướng tới mô hình phát triển hài hòa góp phần cải thiện được điều kiện sống và làm việc cho người lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Ông Cảnh Cường cho rằng các nước đang phát triển cần nỗ lực để tranh thủ những cơ hội, khắc phục khó khăn do nguy cơ tụt hậu, sự cạnh tranh khốc liệt và thiếu bình đẳng, cũng như sự tàn phá môi trường – xã hội ngày gia tăng, gây ra. Theo ông Cảnh Cường, việc tham gia thảo luận để tiến tới xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là điều cần thiết nhất là khi Việt Nam đã quyết tâm hội nhập ngày càng đầy đủ, sâu rộng hơn với quốc tế và khu vực.
Các đại biểu còn được nghe các diễn giả Lalit Bhasin - Chủ tịch IPBA, Iohann Le Frapper (cố vấn kinh tế Alcatel Lucent), Michael Cartier (luật sư Thụy Sĩ), Linna Li (luật sư Anh), Yvon Razafindratandra (luật sư Pháp), Serge Worthalter (luật sư Pháp) và Michel Doucin - Đại sứ Pháp tại các cuộc đàm phán quốc tế về các vấn đề đạo đức sinh học và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trình bày các báo cáo liên quan đến những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc một số nước trong thời gian qua và những đánh giá về một số diễn biến tiêu cực làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của xã hội và các thế hệ tương lai. Đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tham nhũng, sự yếu kém của việc thực thi pháp luật, sự lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn, tình trạng bóc lột lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, thậm chí lao động nô lệ ở một số nơi.
Theo một số nghiên cứu, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội rất khác nhau tại châu Âu và châu Á, kể cả các tiêu chuẩn đã được luật hóa hay chưa được luật hóa, phần nào tạo nên những thách thức cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.
Luật sư Yvon Razafindratandra, chuyên gia về luật môi trường thuộc Đoàn luật sư Paris đưa ra một số dẫn chứng về những khó khăn trong công tác lập pháp và thực thi pháp luật tại Việt Nam và ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc luật hóa nhiều trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được thể hiện qua việc Việt Nam đã thông qua một số đạo luật như: Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm thất nghiệp, Luật bảo vệ người tiêu dùng.../.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)