Đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị Đặc biệt cấp Bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương về Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) diễn ra từ ngày 3-4/8, tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện MDG trong khu vực, đúc kết những kinh nghiệm thành công, khẳng định lại cam kết và đề ra những biện pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Tham dự hội nghị có trên 50 đoàn đến từ các quốc gia trong và ngoài khu vực, lãnh đạo Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trước đó, từ ngày 1-2/8, hàng trăm tổ chức phi chính phủ đã họp để đóng góp ý kiến cho hội nghị.
Các đoàn nhất trí cho rằng nhìn chung châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đạt nhiều thành công về MDG, đặc biệt là số người nghèo đã giảm gần 50% từ năm 1990 đến nay, tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục tiểu học với hơn 90% số trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, thúc đẩy bình đẳng giới, hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tuy nhiên, khu vực vẫn đứng trước nhiều thách thức do kết quả đạt được không đồng đều giữa các nước và ngay cả trong từng nước, còn khoảng 900 triệu người nghèo, hơn 60% dân số không được tiếp cận nước sạch, môi trường tiếp tục xuống cấp. Ước tính châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD để đạt được toàn bộ các MDG từ nay đến năm 2015.
Trong bối cảnh đó, các nước thống nhất tăng cường phối hợp chính sách và hành động thông qua các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, xây dựng môi trường thương mại, tài chính, đầu tư và chuyển giao công nghệ thuận lợi, bình đẳng, đáp ứng lợi ích và nhu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển.
Các biện pháp được xem là ưu tiên ở cấp quốc gia là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc tái cấu trúc nền kinh tế, đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tìm những biện pháp huy động tài chính mới, đẩy mạnh những nỗ lực về bình đẳng giới, huy động mọi lực lượng xã hội vào quá trình phát triển, đặc biệt là yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục để có nguồn nhân lực đáp ứng được những thách thức trong giai đoạn mới.
Tham luận tại phiên toàn thể khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã đóng góp ý kiến về yêu cầu đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực cho quá trình phát triển, sự tự chủ của các quốc gia trong hoạch định chính sách phát triển và việc phát huy hợp tác quốc tế có hiệu quả, trong đó có hợp tác ASEAN, nhằm thúc đẩy việc thực hiện MDG.
Liên quan đến những thành tựu MDG ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong thời gian qua, Trưởng đoàn Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm về thực hiện MDG trong quá trình đổi mới toàn diện, lồng ghép MDG vào chiến lược phát triển đặt con người là trọng tâm, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân và tranh thủ quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.
Kết thúc cuộc họp, hội nghị nhất trí thông qua "Tuyên bố Jakarta", nêu bật những bài học kinh nghiệm tốt để thúc đẩy triển khai MDG tại khu vực và trên thế giới, trong đó có bài học về tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Liên hợp quốc, nước chủ nhà và các đối tác tài trợ như đã triển khai thành công tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên hợp quốc và được cụ thể hóa tại Tuyên bố của Hội nghị Quốc tế Cấp cao của Liên hợp quốc về Sáng kiến Thống nhất Hành động, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2010./.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện MDG trong khu vực, đúc kết những kinh nghiệm thành công, khẳng định lại cam kết và đề ra những biện pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Tham dự hội nghị có trên 50 đoàn đến từ các quốc gia trong và ngoài khu vực, lãnh đạo Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trước đó, từ ngày 1-2/8, hàng trăm tổ chức phi chính phủ đã họp để đóng góp ý kiến cho hội nghị.
Các đoàn nhất trí cho rằng nhìn chung châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đạt nhiều thành công về MDG, đặc biệt là số người nghèo đã giảm gần 50% từ năm 1990 đến nay, tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục tiểu học với hơn 90% số trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, thúc đẩy bình đẳng giới, hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tuy nhiên, khu vực vẫn đứng trước nhiều thách thức do kết quả đạt được không đồng đều giữa các nước và ngay cả trong từng nước, còn khoảng 900 triệu người nghèo, hơn 60% dân số không được tiếp cận nước sạch, môi trường tiếp tục xuống cấp. Ước tính châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD để đạt được toàn bộ các MDG từ nay đến năm 2015.
Trong bối cảnh đó, các nước thống nhất tăng cường phối hợp chính sách và hành động thông qua các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, xây dựng môi trường thương mại, tài chính, đầu tư và chuyển giao công nghệ thuận lợi, bình đẳng, đáp ứng lợi ích và nhu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển.
Các biện pháp được xem là ưu tiên ở cấp quốc gia là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc tái cấu trúc nền kinh tế, đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tìm những biện pháp huy động tài chính mới, đẩy mạnh những nỗ lực về bình đẳng giới, huy động mọi lực lượng xã hội vào quá trình phát triển, đặc biệt là yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục để có nguồn nhân lực đáp ứng được những thách thức trong giai đoạn mới.
Tham luận tại phiên toàn thể khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã đóng góp ý kiến về yêu cầu đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực cho quá trình phát triển, sự tự chủ của các quốc gia trong hoạch định chính sách phát triển và việc phát huy hợp tác quốc tế có hiệu quả, trong đó có hợp tác ASEAN, nhằm thúc đẩy việc thực hiện MDG.
Liên quan đến những thành tựu MDG ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong thời gian qua, Trưởng đoàn Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm về thực hiện MDG trong quá trình đổi mới toàn diện, lồng ghép MDG vào chiến lược phát triển đặt con người là trọng tâm, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân và tranh thủ quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.
Kết thúc cuộc họp, hội nghị nhất trí thông qua "Tuyên bố Jakarta", nêu bật những bài học kinh nghiệm tốt để thúc đẩy triển khai MDG tại khu vực và trên thế giới, trong đó có bài học về tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Liên hợp quốc, nước chủ nhà và các đối tác tài trợ như đã triển khai thành công tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên hợp quốc và được cụ thể hóa tại Tuyên bố của Hội nghị Quốc tế Cấp cao của Liên hợp quốc về Sáng kiến Thống nhất Hành động, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2010./.
(TTXVN/Vietnam+)