Trong 50 năm qua, công tác dân số hầu như tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất là giảm sinh và tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng những khó khăn và thách thức về cơ cấu dân số vẫn còn nhiều.
Ông Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã cho biết như vậy trong hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh tổ chức ngày 27/3, tại Hà Nội.
Đánh giá về những thành tựu đã đạt được, ông Trọng nhấn mạnh: “Công tác Dân số của Việt Nam được tiến hành từ năm 1961. Trong 50 năm qua, số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,3 con (năm 1961) xuống còn 2 con (2010). Theo các nhà khoa học tính toán, chỉ tính riêng trong 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được 18 triệu trường hợp.”
Ông Trọng phân tích, thành quả trên có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, bà Mandeep K. O'Brien, Quyền trưởng Đại diện Qũy dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhấn mạnh, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số tại Việt Nam cho thấy mức sinh của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm một cách nhất quán và đã xuống dưới mức sinh thay thế: 2,1 năm 2005; 2,03 năm 2009; 2,0 năm 2010 và 1,99 năm 2011.
Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhấn mạnh, những thành quả đó cũng tạo ra những khó khăn, thách thức so với giai đoạn trước. Do Việt Nam đã làm tốt công tác giảm sinh, nên tỷ lệ số trẻ em sinh ra đã giảm rõ rệt sau 20 năm, đặc biệt là trong 10 năm qua.
"Số trẻ em trước đây trong thời kỳ tăng sinh đến nay đã bước vào độ tuổi lao động, vì vậy số người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn hiện nay và khoảng trong 30 năm tới sẽ đạt giá trị cực đại. Như vậy, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Việc Việt Nam phải tận dụng cho được cơ cấu dân số vàng để cất cánh bay lên là một bài toán khó trong thời gian tới," ông Trọng nói.
Cũng do sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chất lượng chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Nếu so với 50 năm trước, tuổi thọ người dân Việt Nam đã tăng từ 40 tuổi (năm 1961) lên 73 tuổi (năm 2010). Chính vì vậy, số lượng người cao tuổi đã đang và sẽ tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian tới và đó cũng tạo nên sức ép mới về cơ cấu dân số, già hóa dân số.
Đó là chưa kể, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, người dân đã ý thức được việc sinh ít con nhưng họ lại muốn trong đó phải có con trai, do đó tỷ số giới tính khi sinh chênh lệnh giữa bé trai và bé gái tăng lên nhanh chóng. Theo ông Trọng, điều đó đã trở thành vấn đề “nóng nhất” trong công tác dân số hiện nay của Việt Nam.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tính chung trong cả nước, tổng tỷ suất sinh là 2 con nhưng còn sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng miền. Chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ hiện nay mức sinh đã ở xung quanh mức 1,5-1,6 con. Trong khi đó, những tỉnh còn khó khăn ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao, gấp đôi so với các tỉnh khác. Như vậy có sự khác nhau rất rõ rệt về các chỉ số về y tế, dân số giữa các tỉnh, vùng miền.
Do vậy, vấn đề cơ cấu dân số hợp lý để tránh tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong tương lai, tránh già quá mức trong khi lực lượng lao động bị thu hẹp, không có người lao động là đề tài xuyên suốt được các đại biểu thảo luận tại hội nghị.
Tại hội thảo, các đại biểu trong nước cũng trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu của các nước đã đi trước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore để tìm ra hướng đi cho công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới nhằm đạt hiệu quả cao nhất./.
Ông Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã cho biết như vậy trong hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh tổ chức ngày 27/3, tại Hà Nội.
Đánh giá về những thành tựu đã đạt được, ông Trọng nhấn mạnh: “Công tác Dân số của Việt Nam được tiến hành từ năm 1961. Trong 50 năm qua, số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,3 con (năm 1961) xuống còn 2 con (2010). Theo các nhà khoa học tính toán, chỉ tính riêng trong 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được 18 triệu trường hợp.”
Ông Trọng phân tích, thành quả trên có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, bà Mandeep K. O'Brien, Quyền trưởng Đại diện Qũy dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhấn mạnh, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số tại Việt Nam cho thấy mức sinh của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm một cách nhất quán và đã xuống dưới mức sinh thay thế: 2,1 năm 2005; 2,03 năm 2009; 2,0 năm 2010 và 1,99 năm 2011.
Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhấn mạnh, những thành quả đó cũng tạo ra những khó khăn, thách thức so với giai đoạn trước. Do Việt Nam đã làm tốt công tác giảm sinh, nên tỷ lệ số trẻ em sinh ra đã giảm rõ rệt sau 20 năm, đặc biệt là trong 10 năm qua.
"Số trẻ em trước đây trong thời kỳ tăng sinh đến nay đã bước vào độ tuổi lao động, vì vậy số người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn hiện nay và khoảng trong 30 năm tới sẽ đạt giá trị cực đại. Như vậy, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Việc Việt Nam phải tận dụng cho được cơ cấu dân số vàng để cất cánh bay lên là một bài toán khó trong thời gian tới," ông Trọng nói.
Cũng do sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chất lượng chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Nếu so với 50 năm trước, tuổi thọ người dân Việt Nam đã tăng từ 40 tuổi (năm 1961) lên 73 tuổi (năm 2010). Chính vì vậy, số lượng người cao tuổi đã đang và sẽ tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian tới và đó cũng tạo nên sức ép mới về cơ cấu dân số, già hóa dân số.
Đó là chưa kể, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, người dân đã ý thức được việc sinh ít con nhưng họ lại muốn trong đó phải có con trai, do đó tỷ số giới tính khi sinh chênh lệnh giữa bé trai và bé gái tăng lên nhanh chóng. Theo ông Trọng, điều đó đã trở thành vấn đề “nóng nhất” trong công tác dân số hiện nay của Việt Nam.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tính chung trong cả nước, tổng tỷ suất sinh là 2 con nhưng còn sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng miền. Chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ hiện nay mức sinh đã ở xung quanh mức 1,5-1,6 con. Trong khi đó, những tỉnh còn khó khăn ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao, gấp đôi so với các tỉnh khác. Như vậy có sự khác nhau rất rõ rệt về các chỉ số về y tế, dân số giữa các tỉnh, vùng miền.
Do vậy, vấn đề cơ cấu dân số hợp lý để tránh tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong tương lai, tránh già quá mức trong khi lực lượng lao động bị thu hẹp, không có người lao động là đề tài xuyên suốt được các đại biểu thảo luận tại hội nghị.
Tại hội thảo, các đại biểu trong nước cũng trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu của các nước đã đi trước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore để tìm ra hướng đi cho công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới nhằm đạt hiệu quả cao nhất./.
Thùy Giang (Vietnam+)