Ngày 15/7, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) phối hợp với BIDV tổ chức hội thảo “Tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Myanmar”.
Hội thảo nhằm trao đổi thông tin, điểm lại tình hình hợp tác kinh tế giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước thời gian qua và thúc đẩy hoạt động giao thương trong thời gian tới.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV kiêm Chủ tịch AVIM cho biết, đến nay AVIM là đầu mối tổ chức cho hơn 50 đoàn công tác với gần 1.500 lượt doanh nghiệp sang khảo sát thị trường và làm việc với các cơ quan chức năng Myanmar; trong đó có nhiều đơn vị có thế mạnh về vốn, công nghệ và uy tín như: Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, BIDV, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí, FPT…
Lãnh đạo BIDV cũng cho biết, Ngân hàng muốn là đơn vị tiên phong đầu tư vào Myanmar, đảm nhận vai trò cầu nối, kết hợp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở đây. Hiện tại cũng là thời gian chín muồi để BIDV chuẩn bị các bước cho việc thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn ở Myanmar.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nhận định Myanmar là một thị trường mới nổi, giàu tiềm năng, nhất là đối với hàng tiêu dùng và nông nghiệp, công nghệ chế biến.
Ngoài những dự án đã triển khai, hiện còn một số dự án đầu tư quan trọng đang trong giai đoạn nghiên cứu, đàm phán với Chính phủ và các Bộ, ngành của Myanmar để triển khai đầu tư như: dự án mở đường bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airline, dự án mở ngân hàng tại Myanmar của BIDV…
Ông Trung cho biết, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đều bị điểu chỉnh bởi 3 hệ thống pháp luật, đó là: pháp luật của Việt Nam; pháp luật của nước sở tại và các điều ước quốc tế. Chính vì vậy, ông Trung mong muốn Myanmar tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy được nhưng thế mạnh của mình, trong đó có cầu nối là các ngân hàng.
Đại diện Myanmar cũng ghi nhận những đóng góp và kết quả đầu tư, giao lưu thương mại của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đồng thời khẳng định Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, ban hành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp nước ngoài nói chung, Việt Nam nói riêng yên tâm kinh doanh lâu dài tại Myanmar.
Đầu tư vào Myanmar hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng theo đánh giá của AVIM, đây cũng là mảnh đất đầy rủi ro. Bởi, Myanmar là thị trường bị cấm vận bởi Mỹ và EU trong những năm trước, lại đang trong thời kỳ đầu của cải cách nên không loại trừ những nguy cơ rủi ro trong thanh toán, mất vốn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Để thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại của Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đề xuất với Chính phủ Myanmar sớm có quy định hướng dẫn đồng bộ về thực hiện Luật đầu tư mới, để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng hiểu, nắm rõ và triển khai thực hiện./.
Hội thảo nhằm trao đổi thông tin, điểm lại tình hình hợp tác kinh tế giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước thời gian qua và thúc đẩy hoạt động giao thương trong thời gian tới.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV kiêm Chủ tịch AVIM cho biết, đến nay AVIM là đầu mối tổ chức cho hơn 50 đoàn công tác với gần 1.500 lượt doanh nghiệp sang khảo sát thị trường và làm việc với các cơ quan chức năng Myanmar; trong đó có nhiều đơn vị có thế mạnh về vốn, công nghệ và uy tín như: Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, BIDV, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí, FPT…
Lãnh đạo BIDV cũng cho biết, Ngân hàng muốn là đơn vị tiên phong đầu tư vào Myanmar, đảm nhận vai trò cầu nối, kết hợp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở đây. Hiện tại cũng là thời gian chín muồi để BIDV chuẩn bị các bước cho việc thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn ở Myanmar.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nhận định Myanmar là một thị trường mới nổi, giàu tiềm năng, nhất là đối với hàng tiêu dùng và nông nghiệp, công nghệ chế biến.
Ngoài những dự án đã triển khai, hiện còn một số dự án đầu tư quan trọng đang trong giai đoạn nghiên cứu, đàm phán với Chính phủ và các Bộ, ngành của Myanmar để triển khai đầu tư như: dự án mở đường bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airline, dự án mở ngân hàng tại Myanmar của BIDV…
Ông Trung cho biết, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đều bị điểu chỉnh bởi 3 hệ thống pháp luật, đó là: pháp luật của Việt Nam; pháp luật của nước sở tại và các điều ước quốc tế. Chính vì vậy, ông Trung mong muốn Myanmar tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy được nhưng thế mạnh của mình, trong đó có cầu nối là các ngân hàng.
Đại diện Myanmar cũng ghi nhận những đóng góp và kết quả đầu tư, giao lưu thương mại của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đồng thời khẳng định Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, ban hành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp nước ngoài nói chung, Việt Nam nói riêng yên tâm kinh doanh lâu dài tại Myanmar.
Đầu tư vào Myanmar hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng theo đánh giá của AVIM, đây cũng là mảnh đất đầy rủi ro. Bởi, Myanmar là thị trường bị cấm vận bởi Mỹ và EU trong những năm trước, lại đang trong thời kỳ đầu của cải cách nên không loại trừ những nguy cơ rủi ro trong thanh toán, mất vốn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Để thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại của Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đề xuất với Chính phủ Myanmar sớm có quy định hướng dẫn đồng bộ về thực hiện Luật đầu tư mới, để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng hiểu, nắm rõ và triển khai thực hiện./.
Đến thời điểm này đã có 23 doanh nghiệp của Việt Nam được thành lập công ty, văn phòng đại diện tại Myanmar; 5 dự án của Việt Nam được cấp phép đầu tư với tổng trị giá gần 600 triệu USD, trong đó đáng chú ý là dự án phức hợp tổ khách sạn văn phòng nhà ở cao cấp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với tổng mức đầu tư 440 triệu USD.
Hiện đang có 18 dự án của Việt Nam đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư với vốn đầu tư dự kiến hơn 600 triệu USD trong các lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp hàng tiêu dung, may mặc, vật liệu xây dựng…
|
Minh Thúy (Vietnam+)