Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, bốn năm gần đây, con số nhiễm mới hàng năm và tử vong vì HIV/AIDS ở Việt Nam đều giảm, đây là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ.
Ngày 7/12 tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "HIV/AIDS - Góc nhìn đa chiều" với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, cục Y tế dự phòng Việt Nam, Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội, các bộ ngành và tổ chức xã hội liên quan.
Việt Nam hiện có 206.000 trường hợp nhiễm HIV còn sống, 53.000 trường hợp tử vong. Trong bốn năm gần đây, con số nhiễm mới hàng năm và tử vong đều giảm. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng đó là bước tiến quan trọng.
Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai các chương trình dự phòng toàn diện, nhiều hoạt động truyền thông làm thay đổi hành vi, các chương trình can thiệp giảm tác hại, gồm ba thành phần: Khuyến khích sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch và điều trị bằng thuốc thay thế.
Chương trình sử dụng bao cao su được triển khai rất rộng rãi, chương trình trao đổi bơm kim tiêm được triển khai mạnh mẽ. Hàng năm, 24 triệu bơm kim tiêm sạch đã được phân phát.
Cách đây 5 năm, việc điều trị bằng Methadone đã gặp nhiều phản ứng từ người dân. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu thí điểm, vào năm 2008 Việt Nam bắt đầu triển khai và đến nay sau 3 năm đã có kết quả khá tích cực.
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tổng kết, nhân rộng mô hình điều trị Methadone ra cả nước. Hiện có 60 điểm với 11.000 người được điều trị, góp phần đem lại sự bình yên, giảm tỷ lệ tội phạm trong cộng đồng.
Chương trình sử dụng các thuốc kháng virus ARV,Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 2005, đến nay số phòng khám điều trị ARV tăng lên, với 65.000 trường hợp, nhờ đó số tử vong giảm rõ rệt, từ mức 10.000 người xuống còn 1.000-2000 người mỗi năm.
Năm 2010, con số tử vong do người nhiễm HIV/AIDS đã giảm 70% so với năm 2005 và một số chương trình điều trị khác có kết quả rất ấn tượng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Ông Tony E. Lisle, Giám đốc quốc gia của UNAIDS Việt Nam nêu rõ, còn 1.000 ngày nữa để chúng ta hoàn thành các mục tiêu về phòng chống HIV trên toàn cầu. Thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hạn chế các ca nhiễm mới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm bởi số ca nhiễm mới còn cao (5 triệu ca nhiễm mới trong năm 2011); rất nhiều người dân trên thế giới không hề biết khái niệm HIV; có 18 triệu người cần điều trị những chưa được điều trị...
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, HIV vẫn gây tác động tiêu cực trên toàn cầu. Các chương trình phòng chống HIV vẫn khó tiếp cận các nhóm mại dâm, sử dụng ma túy, quan hệ đồng giới…
Ông Tony E. Lisle, khẳng định Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào công tác phòng chống HIV toàn cầu. Tại Việt Nam đã có hơn 60.000 người điều trị dự phòng thuốc kháng virus (ARV), tăng 22 lần kể từ 2005, nhờ đó ngăn chặn 18.000 ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS giai đoạn 2000-2008.
Nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống HIV là rất to lớn, đặc biệt là chương trình cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho các đối tượng có nguy cơ cao. Những nỗ lực này đã và đang tạo ra tác động to lớn, tạo đà giảm lây nhiễm HIV mới trong các nhóm nguy cơ cao.
Bà Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh hơn 20 năm đối mặt với HIV là chặng đường đáng kể, đánh dấu sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.
Thời gian qua, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đã thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các nghị quyết chuyen đề về lĩnh vực này.
Quốc hội thường xuyên sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng chống HIV/AIDS và một số Luật chuyên ngành như Luật Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm…
Quốc hội đã phê chuẩn chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 và với vai trò giám sát tối cao, Quốc hội sẽ tăng cường việc giám sát thực hiện các Luật và chương trình mục tiêu quốc gia này.
Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng thời gian qua, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ. Ủy ban quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành là cơ chế hiệu phối rất hiệu quả. Các Bộ, ngành phải chủ động hơn trong công tác phối hợp đối với công tác này.
Vấn đề đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho công tác phòng chống HIV/AIDS không chỉ Việt Nam mà những nước đang phát triển khác đều phải đối mặt. Khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, đương nhiên các nhà tài trợ sẽ giảm viện trợ. Mặt khác, khó khăn kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến nguồn tài trợ, chưa kể từ sau khi có cam kết nhưng giải ngân thực tế còn khác nhau.
Bởi vậy, Chính phủ đã chỉ đạo rất sát thực như yêu cầu Bộ Y tế xây dựng Đề án Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, trong đó xác định vai trò của Nhà nước trong đầu tư phòng chống HIV; thực hiện quy định là người điều trị ARV được chi trả bảo hiểm y tế./.
Ngày 7/12 tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "HIV/AIDS - Góc nhìn đa chiều" với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, cục Y tế dự phòng Việt Nam, Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội, các bộ ngành và tổ chức xã hội liên quan.
Việt Nam hiện có 206.000 trường hợp nhiễm HIV còn sống, 53.000 trường hợp tử vong. Trong bốn năm gần đây, con số nhiễm mới hàng năm và tử vong đều giảm. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng đó là bước tiến quan trọng.
Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai các chương trình dự phòng toàn diện, nhiều hoạt động truyền thông làm thay đổi hành vi, các chương trình can thiệp giảm tác hại, gồm ba thành phần: Khuyến khích sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch và điều trị bằng thuốc thay thế.
Chương trình sử dụng bao cao su được triển khai rất rộng rãi, chương trình trao đổi bơm kim tiêm được triển khai mạnh mẽ. Hàng năm, 24 triệu bơm kim tiêm sạch đã được phân phát.
Cách đây 5 năm, việc điều trị bằng Methadone đã gặp nhiều phản ứng từ người dân. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu thí điểm, vào năm 2008 Việt Nam bắt đầu triển khai và đến nay sau 3 năm đã có kết quả khá tích cực.
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tổng kết, nhân rộng mô hình điều trị Methadone ra cả nước. Hiện có 60 điểm với 11.000 người được điều trị, góp phần đem lại sự bình yên, giảm tỷ lệ tội phạm trong cộng đồng.
Chương trình sử dụng các thuốc kháng virus ARV,Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 2005, đến nay số phòng khám điều trị ARV tăng lên, với 65.000 trường hợp, nhờ đó số tử vong giảm rõ rệt, từ mức 10.000 người xuống còn 1.000-2000 người mỗi năm.
Năm 2010, con số tử vong do người nhiễm HIV/AIDS đã giảm 70% so với năm 2005 và một số chương trình điều trị khác có kết quả rất ấn tượng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Ông Tony E. Lisle, Giám đốc quốc gia của UNAIDS Việt Nam nêu rõ, còn 1.000 ngày nữa để chúng ta hoàn thành các mục tiêu về phòng chống HIV trên toàn cầu. Thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hạn chế các ca nhiễm mới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm bởi số ca nhiễm mới còn cao (5 triệu ca nhiễm mới trong năm 2011); rất nhiều người dân trên thế giới không hề biết khái niệm HIV; có 18 triệu người cần điều trị những chưa được điều trị...
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, HIV vẫn gây tác động tiêu cực trên toàn cầu. Các chương trình phòng chống HIV vẫn khó tiếp cận các nhóm mại dâm, sử dụng ma túy, quan hệ đồng giới…
Ông Tony E. Lisle, khẳng định Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào công tác phòng chống HIV toàn cầu. Tại Việt Nam đã có hơn 60.000 người điều trị dự phòng thuốc kháng virus (ARV), tăng 22 lần kể từ 2005, nhờ đó ngăn chặn 18.000 ca tử vong liên quan đến HIV/AIDS giai đoạn 2000-2008.
Nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống HIV là rất to lớn, đặc biệt là chương trình cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho các đối tượng có nguy cơ cao. Những nỗ lực này đã và đang tạo ra tác động to lớn, tạo đà giảm lây nhiễm HIV mới trong các nhóm nguy cơ cao.
Bà Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh hơn 20 năm đối mặt với HIV là chặng đường đáng kể, đánh dấu sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.
Thời gian qua, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đã thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các nghị quyết chuyen đề về lĩnh vực này.
Quốc hội thường xuyên sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng chống HIV/AIDS và một số Luật chuyên ngành như Luật Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm…
Quốc hội đã phê chuẩn chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 và với vai trò giám sát tối cao, Quốc hội sẽ tăng cường việc giám sát thực hiện các Luật và chương trình mục tiêu quốc gia này.
Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng thời gian qua, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ. Ủy ban quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành là cơ chế hiệu phối rất hiệu quả. Các Bộ, ngành phải chủ động hơn trong công tác phối hợp đối với công tác này.
Vấn đề đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho công tác phòng chống HIV/AIDS không chỉ Việt Nam mà những nước đang phát triển khác đều phải đối mặt. Khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, đương nhiên các nhà tài trợ sẽ giảm viện trợ. Mặt khác, khó khăn kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến nguồn tài trợ, chưa kể từ sau khi có cam kết nhưng giải ngân thực tế còn khác nhau.
Bởi vậy, Chính phủ đã chỉ đạo rất sát thực như yêu cầu Bộ Y tế xây dựng Đề án Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, trong đó xác định vai trò của Nhà nước trong đầu tư phòng chống HIV; thực hiện quy định là người điều trị ARV được chi trả bảo hiểm y tế./.
Thu Phương (TTXVN)