Việt Nam đang thực sự hòa nhập và tích cực tham gia các hoạt động nâng cao năng lực của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Đây là khẳng định của Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, tiến sỹ Alan Bollard trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại Singapore trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 diễn ra tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 7-8/10.
Tiến sỹ Bollard cho rằng kể từ khi gia nhập diễn đàn này cách đây 15 năm, Việt Nam rõ ràng đang thực sự gắn kết chặt chẽ với APEC.
Theo ông, việc tham gia đầy đủ vào quá trình tự do hóa toàn cầu thời gian qua đã phần nào giúp Việt Nam điều hành chính sách kinh tế hiệu quả bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tiến sỹ Bollard cho rằng hội nhập với APEC đã giúp Việt Nam hưởng lợi ích từ nỗ lực của diễn đàn này trong việc cải thiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực, khi hàng hóa của Việt Nam hiện chủ yếu là xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC, trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng phần lớn đến từ APEC, cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa Việt Nam và APEC.
Theo tiến sỹ Bollard, một trong những lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ các nỗ lực của APEC chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi một trong những mục tiêu của APEC là nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi từ quá trình tự do hóa toàn cầu giống như các doanh nghiệp lớn, để các doanh nghiệp nhỏ có thể gia nhập chuỗi cung ứng và tiếp cận tài chính. Đây là một trong những vấn đề đã được thảo luận tại hội nghị bộ trưởng tài chính APEC vừa qua và cũng là một phần quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tính kết nối khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới.
Bên cạnh lợi ích từ việc tham gia APEC, tiến sỹ Bollard khẳng định Việt Nam cũng đang đóng vai trò tích cực trong các hoạt động nâng cao năng lực của diễn đàn này khi tham gia hàng trăm dự án thời gian qua. Hiện Việt Nam là đồng chủ tịch một trong những nhóm công tác quan trọng của APEC về đối phó tình huống khẩn cấp và tham gia các hội thảo thúc đẩy hoạt động liên tục của doanh nghiệp nhỏ. Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị của nhóm công tác APEC về năng lượng thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Ngoài ra, tiến sỹ Bollard cũng bày tỏ quan điểm về các cuộc đàm phán hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam hiện đang tham gia.
Theo ông Bollard, dù có tiến triển, song vẫn cần có thêm thời gian để đánh giá về các thỏa thuận hợp tác mới này, đặc biệt là TPP. Ông Bollard cho rằng Hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới là một cơ hội tốt bởi hầu hết lãnh đạo các nước tham gia đàm phán TPP đều tham dự và sẽ ra tuyên bố, cho biết thêm thông tin về tiến độ cũng như khung thời gian đàm phán. Dù khó có thể đạt được nhất trí vào cuối năm nay, song theo ông Bollard, điều này không phải không có khả năng.
APEC là diễn đàn được thành lập vào năm 1989 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hợp tác, thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 40% dân số toàn cầu, 55% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới và khoảng 44% thương mại toàn cầu. Ban Thư ký APEC đặt trụ sở tại Singapore có nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cũng như đóng vai trò quản lý các dự án do APEC cấp ngân sách.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 diễn ra tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 7-8/10 với nội dung trọng tâm thảo luận là đánh giá vai trò của APEC trong việc củng cố hệ thống thương mại đa quốc gia, tầm nhìn của APEC và tăng trưởng công bằng trong khu vực./.
Đây là khẳng định của Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, tiến sỹ Alan Bollard trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại Singapore trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 diễn ra tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 7-8/10.
Tiến sỹ Bollard cho rằng kể từ khi gia nhập diễn đàn này cách đây 15 năm, Việt Nam rõ ràng đang thực sự gắn kết chặt chẽ với APEC.
Theo ông, việc tham gia đầy đủ vào quá trình tự do hóa toàn cầu thời gian qua đã phần nào giúp Việt Nam điều hành chính sách kinh tế hiệu quả bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tiến sỹ Bollard cho rằng hội nhập với APEC đã giúp Việt Nam hưởng lợi ích từ nỗ lực của diễn đàn này trong việc cải thiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực, khi hàng hóa của Việt Nam hiện chủ yếu là xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC, trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng phần lớn đến từ APEC, cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa Việt Nam và APEC.
Theo tiến sỹ Bollard, một trong những lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ các nỗ lực của APEC chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi một trong những mục tiêu của APEC là nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi từ quá trình tự do hóa toàn cầu giống như các doanh nghiệp lớn, để các doanh nghiệp nhỏ có thể gia nhập chuỗi cung ứng và tiếp cận tài chính. Đây là một trong những vấn đề đã được thảo luận tại hội nghị bộ trưởng tài chính APEC vừa qua và cũng là một phần quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tính kết nối khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới.
Bên cạnh lợi ích từ việc tham gia APEC, tiến sỹ Bollard khẳng định Việt Nam cũng đang đóng vai trò tích cực trong các hoạt động nâng cao năng lực của diễn đàn này khi tham gia hàng trăm dự án thời gian qua. Hiện Việt Nam là đồng chủ tịch một trong những nhóm công tác quan trọng của APEC về đối phó tình huống khẩn cấp và tham gia các hội thảo thúc đẩy hoạt động liên tục của doanh nghiệp nhỏ. Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị của nhóm công tác APEC về năng lượng thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Ngoài ra, tiến sỹ Bollard cũng bày tỏ quan điểm về các cuộc đàm phán hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam hiện đang tham gia.
Theo ông Bollard, dù có tiến triển, song vẫn cần có thêm thời gian để đánh giá về các thỏa thuận hợp tác mới này, đặc biệt là TPP. Ông Bollard cho rằng Hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới là một cơ hội tốt bởi hầu hết lãnh đạo các nước tham gia đàm phán TPP đều tham dự và sẽ ra tuyên bố, cho biết thêm thông tin về tiến độ cũng như khung thời gian đàm phán. Dù khó có thể đạt được nhất trí vào cuối năm nay, song theo ông Bollard, điều này không phải không có khả năng.
APEC là diễn đàn được thành lập vào năm 1989 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hợp tác, thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 40% dân số toàn cầu, 55% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới và khoảng 44% thương mại toàn cầu. Ban Thư ký APEC đặt trụ sở tại Singapore có nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cũng như đóng vai trò quản lý các dự án do APEC cấp ngân sách.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 diễn ra tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 7-8/10 với nội dung trọng tâm thảo luận là đánh giá vai trò của APEC trong việc củng cố hệ thống thương mại đa quốc gia, tầm nhìn của APEC và tăng trưởng công bằng trong khu vực./.
(TTXVN)