Đại tá, tiến sĩ Phạm Ngọc Cảnh thuộc Viện Hóa học-Môi trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Hóa học) đã nghiên cứu, chế tạo được thiết bị thả khói cỡ lớn KH-1 giúp thay thế được nguồn nhập ngoại.
Thiết bị này có hai chế độ phát khói 400 lít và 800 lít với tính năng tương tự xe TĐA-M, do Liên Xô cũ chế tạo, từ nguồn nguyên liệu chất tạo khói trong nước và các cụm thiết bị hiện có trên thị trường.
Tác giả đã tận dụng tối đa các cụm tiêu chuẩn hiện có như máy phát điện, cụm đầu đốt, bơm thủy lực, vòi phun nhiên liệu khói... kết hợp thiết kế, chế tạo mới tối thiểu các cụm chi tiết còn lại tạo hiệu quả lớn.
Thiết bị có kết cấu đơn giản, gọn, dễ lắp đặt trên các phương tiện vận chuyển, thời gian tạo màn khói nhanh, có thể chủ động khống chế màn khói theo yêu cầu, chủ động được thiết bị và phụ tùng thay thế sẵn có trong nước.
Sản phẩm này dễ dàng sử dụng, độ bền cao, sửa chữa đơn giản, thời gian phát khói nhanh, ổn định.
Sản phẩm đã được lắp thử trên xe UAZ-452, sau nhiều lần thử nghiệm có tính khả quan, bước đầu đáp ứng yêu cầu của binh chủng về tính năng kỹ thuật và tính cơ động.
Hiện nay, quân đội Việt Nam còn lại một số xe thả khói TĐA-M do Liên Xô cũ chế tạo đang được bảo quản, sử dụng phục vụ huấn luyện, đào tạo nhưng hầu hết đã bị xuống cấp, không còn giữ được kỹ thuật ban đầu. Do vậy, việc vận hành thiết bị gặp nhiều khó khăn./.
Thiết bị này có hai chế độ phát khói 400 lít và 800 lít với tính năng tương tự xe TĐA-M, do Liên Xô cũ chế tạo, từ nguồn nguyên liệu chất tạo khói trong nước và các cụm thiết bị hiện có trên thị trường.
Tác giả đã tận dụng tối đa các cụm tiêu chuẩn hiện có như máy phát điện, cụm đầu đốt, bơm thủy lực, vòi phun nhiên liệu khói... kết hợp thiết kế, chế tạo mới tối thiểu các cụm chi tiết còn lại tạo hiệu quả lớn.
Thiết bị có kết cấu đơn giản, gọn, dễ lắp đặt trên các phương tiện vận chuyển, thời gian tạo màn khói nhanh, có thể chủ động khống chế màn khói theo yêu cầu, chủ động được thiết bị và phụ tùng thay thế sẵn có trong nước.
Sản phẩm này dễ dàng sử dụng, độ bền cao, sửa chữa đơn giản, thời gian phát khói nhanh, ổn định.
Sản phẩm đã được lắp thử trên xe UAZ-452, sau nhiều lần thử nghiệm có tính khả quan, bước đầu đáp ứng yêu cầu của binh chủng về tính năng kỹ thuật và tính cơ động.
Hiện nay, quân đội Việt Nam còn lại một số xe thả khói TĐA-M do Liên Xô cũ chế tạo đang được bảo quản, sử dụng phục vụ huấn luyện, đào tạo nhưng hầu hết đã bị xuống cấp, không còn giữ được kỹ thuật ban đầu. Do vậy, việc vận hành thiết bị gặp nhiều khó khăn./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)