Theo Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Việt Nam có thể vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trước năm 2015 do giá gạo của Thái Lan cao hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Chookiat Ophaswongse, cựu Chủ tịch và hiện là cố vấn Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết khối lượng gạo xuất khẩu của nước này có thể giảm xuống tám triệu tấn trong năm nay. Năm 2009, Thái Lan xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo trong khi Việt Nam xuất khẩu sáu triệu tấn.
Tuy nhiên, giá gạo của Thái Lan và Việt Nam ngày càng chênh lệch. Theo bảng theo dõi giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, giá gạo loại 5% tấm của Thái Lan trong năm 2008 cao hơn 68 USD so với gạo cùng loại của Việt Nam, nhưng đến năm 2009 thì mức chênh lệch này lên tới 123 USD.
Ngoài ra, giá đồng tiền của Việt Nam giảm từ cuối năm 2008 đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cách đây hai năm, trong khi giá trị đồng baht của Thái Lan lại tăng từ 33,5 baht/1 USD lên 32,3 baht/1 USD trong cùng thời gian.
Ông Rut Subniran, Giám đốc điều hành Công ty xuất khẩu Herba Bangkok S.L., và ông Chookiat cũng cho biết chi phí vận chuyển, chi phí lao động và các chi phí hậu cần khác ở Việt Nam cũng thấp hơn so với ở Thái Lan.
Tại một cuộc hội thảo mới đây, ông Chookiat đã nhấn mạnh rằng Thái Lan có thể sẽ không còn là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm năm nữa vì không thể tiếp tục cạnh tranh được với Việt Nam.
Theo số liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế, từ năm 1980 Thái Lan đã vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 1988 mới vượt con số một triệu tấn sau khi chính phủ áp dụng chính sách kinh tế định hướng thị trường nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp./.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Chookiat Ophaswongse, cựu Chủ tịch và hiện là cố vấn Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết khối lượng gạo xuất khẩu của nước này có thể giảm xuống tám triệu tấn trong năm nay. Năm 2009, Thái Lan xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo trong khi Việt Nam xuất khẩu sáu triệu tấn.
Tuy nhiên, giá gạo của Thái Lan và Việt Nam ngày càng chênh lệch. Theo bảng theo dõi giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, giá gạo loại 5% tấm của Thái Lan trong năm 2008 cao hơn 68 USD so với gạo cùng loại của Việt Nam, nhưng đến năm 2009 thì mức chênh lệch này lên tới 123 USD.
Ngoài ra, giá đồng tiền của Việt Nam giảm từ cuối năm 2008 đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cách đây hai năm, trong khi giá trị đồng baht của Thái Lan lại tăng từ 33,5 baht/1 USD lên 32,3 baht/1 USD trong cùng thời gian.
Ông Rut Subniran, Giám đốc điều hành Công ty xuất khẩu Herba Bangkok S.L., và ông Chookiat cũng cho biết chi phí vận chuyển, chi phí lao động và các chi phí hậu cần khác ở Việt Nam cũng thấp hơn so với ở Thái Lan.
Tại một cuộc hội thảo mới đây, ông Chookiat đã nhấn mạnh rằng Thái Lan có thể sẽ không còn là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm năm nữa vì không thể tiếp tục cạnh tranh được với Việt Nam.
Theo số liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế, từ năm 1980 Thái Lan đã vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 1988 mới vượt con số một triệu tấn sau khi chính phủ áp dụng chính sách kinh tế định hướng thị trường nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp./.
(TTXVN/Vietnam+)