Ông Abu Raihan-cố vấn cao cấp của Tổ chức ORBIS cho hay, Tổ chức ORBIS (Mỹ) đã nghiên cứu và ước tính Việt Nam có khoảng 23.000 trẻ em bị mù hai mắt, hơn 157.500 trẻ em bị giảm thị lực.
Nguyên nhân gây mù chính cho trẻ em được xác định là các bệnh, dị tật về mắt bẩm sinh và bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non. Trẻ bị giảm thị lực phần lớn do tật khúc xạ mắt có xu hướng gia tăng.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học về chăm sóc mắt trẻ em và xây dựng dự án “Nâng cao năng lực chăm sóc mắt trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương” tổ chức ngày 23/8, phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện nay công tác chăm sóc mắt cho trẻ em tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa đạt yêu cầu.
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc mắt cho trẻ em còn thiếu rất nhiều đã gây ra trở ngại không nhỏ. Nhiều bệnh viện ở tuyến tỉnh, tuyến huyện thiếu thiết bị và nhân lực chuyên sâu về nhãn khoa dẫn đến tình trạng nhiều bệnh nhân đổ về các bệnh viện lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh gây quá tải.
Hiện nay, nhận thức của cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn về chăm sóc mắt cho trẻ em còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều trường hợp trẻ bị mù lòa.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần có ít nhất một trung tâm chuyên sâu về nhãn nhi cho 10 triệu dân. Như vậy, với 86 triệu dân, Việt Nam chỉ có 3 trung tâm về nhãn nhi, thấp hơn nhiều so với nhu cầu phải có 9 trung tâm trên thực tế.
Thực tế cho thấy, hiện tại các trung tâm về mắt chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc mắt cho trẻ em. Các trẻ bị mắc bệnh về mắt, nhất là ở khu vực nông thôn thường không được khám và điều trị kịp thời.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia đóng góp ý kiến vào việc nâng cao năng lực khám, điều trị các bệnh về mắt cho trẻ em theo chuẩn quốc tế và huy động nguồn lực, vận động chính sách hỗ trợ công tác phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt cho trẻ em Việt Nam được cải thiện hơn./.
Nguyên nhân gây mù chính cho trẻ em được xác định là các bệnh, dị tật về mắt bẩm sinh và bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non. Trẻ bị giảm thị lực phần lớn do tật khúc xạ mắt có xu hướng gia tăng.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học về chăm sóc mắt trẻ em và xây dựng dự án “Nâng cao năng lực chăm sóc mắt trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương” tổ chức ngày 23/8, phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện nay công tác chăm sóc mắt cho trẻ em tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa đạt yêu cầu.
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc mắt cho trẻ em còn thiếu rất nhiều đã gây ra trở ngại không nhỏ. Nhiều bệnh viện ở tuyến tỉnh, tuyến huyện thiếu thiết bị và nhân lực chuyên sâu về nhãn khoa dẫn đến tình trạng nhiều bệnh nhân đổ về các bệnh viện lớn như Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh gây quá tải.
Hiện nay, nhận thức của cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn về chăm sóc mắt cho trẻ em còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều trường hợp trẻ bị mù lòa.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần có ít nhất một trung tâm chuyên sâu về nhãn nhi cho 10 triệu dân. Như vậy, với 86 triệu dân, Việt Nam chỉ có 3 trung tâm về nhãn nhi, thấp hơn nhiều so với nhu cầu phải có 9 trung tâm trên thực tế.
Thực tế cho thấy, hiện tại các trung tâm về mắt chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc mắt cho trẻ em. Các trẻ bị mắc bệnh về mắt, nhất là ở khu vực nông thôn thường không được khám và điều trị kịp thời.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia đóng góp ý kiến vào việc nâng cao năng lực khám, điều trị các bệnh về mắt cho trẻ em theo chuẩn quốc tế và huy động nguồn lực, vận động chính sách hỗ trợ công tác phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt cho trẻ em Việt Nam được cải thiện hơn./.
Thùy Giang (Vietnam+)