Ngày 21/3, tại Vĩnh Phúc, Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ míttinh hưởng ứng tháng hành động phòng chống lao và ngày chống lao thế giới (24/3) với khẩu hiệu: "Ngăn chặn hiểm họa bệnh lao trong suốt cuộc đời vì một Việt Nam không còn bệnh lao," "Hãy coi những người bệnh lao là trung tâm của phòng và chống bệnh lao."
Hàng nghìn cán bộ hội viên nông dân, học sinh... chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã về dự và trực tiếp diễu hành trên các tuyến phố để hưởng ứng tháng hành động phòng chống lao và ngày chống lao Thế giới.
Tại lễ míttinh, đông đảo người dân đã được nghe phổ biến về bệnh lao vốn là loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, dễ lây và truyền nhiễm cho nhiều người khác. Số người mắc bệnh lao tập trung ở nhóm sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng trong đờm, người nhiễm HIV/AIDS, người suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh mãn tính, người sống du cư tiếp xúc với các chất độc hại thường xuyên.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng hiện nay bệnh lao không còn là một trong tứ chứng nan y, bệnh có thể chữa khỏi nếu người mắc bệnh sớm được phát hiện và điều trị đúng phác đồ chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Việt Nam đang đứng thứ 12 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 180.000 người mắc bệnh và khoảng 20.000 người chết do bệnh lao, hơn cả số người chết so với tai nạn giao thông...
Cũng theo thống kê, Việt Nam có tới 76% số người mắc là nông dân - một lực lượng đông đảo nhất trong xã hội và họ đang có mức sống thấp, chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nông thôn còn hạn chế.
Trong hai năm qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với 17 tỉnh thành Hội triển khai thực hiện Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao mang lại hiệu quả ban đầu.
Qua hai năm thực hiện, hội đã thành lập 57 mô hình Chi hội "Nông dân phát hiện lao sớm" và Câu lạc bộ "Bạn giúp bạn." Các mô hình còn thực hiện tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu hơn về bệnh, không giấu bệnh, hỗ trợ và tư vấn người bệnh, do đó số người đi điều trị bệnh ngày một tăng và hiệu quả điều trị tốt hơn trước đây. Hiện có 63 tỉnh, thành Hội đã và đang phối hợp với ngành y tế để thanh toán bệnh lao và đạt nhiều kết quả khả quan.
Tại lễ míttinh, ông Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đề nghị cán bộ hội viên, nông dân cả nước tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức; xây dựng kế hoạch thật cụ thể theo định kỳ, theo quý, năm và làm tốt công tác thống kê, phân loại và làm tốt công tác theo dõi người bệnh.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế, nhất là hỗ trợ của ngành y tế, chính quyền địa phương để có nhiều nguồn lực phòng, cống lao hiệu quả./.
Hàng nghìn cán bộ hội viên nông dân, học sinh... chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã về dự và trực tiếp diễu hành trên các tuyến phố để hưởng ứng tháng hành động phòng chống lao và ngày chống lao Thế giới.
Tại lễ míttinh, đông đảo người dân đã được nghe phổ biến về bệnh lao vốn là loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, dễ lây và truyền nhiễm cho nhiều người khác. Số người mắc bệnh lao tập trung ở nhóm sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng trong đờm, người nhiễm HIV/AIDS, người suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh mãn tính, người sống du cư tiếp xúc với các chất độc hại thường xuyên.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng hiện nay bệnh lao không còn là một trong tứ chứng nan y, bệnh có thể chữa khỏi nếu người mắc bệnh sớm được phát hiện và điều trị đúng phác đồ chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Việt Nam đang đứng thứ 12 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 180.000 người mắc bệnh và khoảng 20.000 người chết do bệnh lao, hơn cả số người chết so với tai nạn giao thông...
Cũng theo thống kê, Việt Nam có tới 76% số người mắc là nông dân - một lực lượng đông đảo nhất trong xã hội và họ đang có mức sống thấp, chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nông thôn còn hạn chế.
Trong hai năm qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với 17 tỉnh thành Hội triển khai thực hiện Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao mang lại hiệu quả ban đầu.
Qua hai năm thực hiện, hội đã thành lập 57 mô hình Chi hội "Nông dân phát hiện lao sớm" và Câu lạc bộ "Bạn giúp bạn." Các mô hình còn thực hiện tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu hơn về bệnh, không giấu bệnh, hỗ trợ và tư vấn người bệnh, do đó số người đi điều trị bệnh ngày một tăng và hiệu quả điều trị tốt hơn trước đây. Hiện có 63 tỉnh, thành Hội đã và đang phối hợp với ngành y tế để thanh toán bệnh lao và đạt nhiều kết quả khả quan.
Tại lễ míttinh, ông Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đề nghị cán bộ hội viên, nông dân cả nước tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức; xây dựng kế hoạch thật cụ thể theo định kỳ, theo quý, năm và làm tốt công tác thống kê, phân loại và làm tốt công tác theo dõi người bệnh.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế, nhất là hỗ trợ của ngành y tế, chính quyền địa phương để có nhiều nguồn lực phòng, cống lao hiệu quả./.
Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN)