Chiều 23/2, TRAFFIC, mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật hoang dã tại Việt Nam cho biết, quần thể voi của Việt Nam đã suy giảm tới con số thấp nhất trong lịch sử. Cả nước hiện chỉ còn khoảng dưới 150 cá thể còn lại trong tự nhiên.
Đây chính là hồi chuông cảnh báo, giúp các nhà chức năng có những chính sách nghiêm ngặt hơn trong việc bảo tồn “ông Tượng.”
Mạng lưới này cũng đánh giá, tình trạng buôn bán ngà voi vẫn là vấn đề ở Việt Nam, mặc dù đã có lệnh cấm buôn bán ngà voi từ năm 1992.
Gần đây nhất, ngày 19/3, các cơ quan chức năng đã tịch thu gần 150 kg ngà voi (30 chiếc) được vận chuyển trái phép vào tỉnh Quảng Ninh trước khi đưa sang Trung Quốc để tiêu thụ.
Theo TRAFFIC, vụ bắt giữ này làm nổi bật tình trạng buôn bán trái phép ngà voi vẫn đang tiếp diễn gây nhức nhối ở toàn khu vực Đông Nam Á. Những kẻ buôn lậu động thực vật hoang dã câu kết với các tổ chức tội phạm có xu hướng buôn lậu ngà voi từ Châu Phi vào Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á để phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc để tái xuất sang các quốc gia khác.
Hiện, có trên 130 nước đang tham gia vào các cuộc thảo luận về ngà voi tại hội nghị về Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) hiện đang diễn ra tuần này tại Doha, Qatar.
Tại đây, các Chính phủ đã không chấp thuận cho hai nước Zambia và Tanzania bán ngà voi cũng như chuyển quần thể voi của hai nước này từ phụ lục có nguy cơ cao hơn xuống phụ lục nguy cơ thấp hơn. Một đề xuất của Kenia nhằm ngăn cản việc mua bán hợp pháp nhà voi trong vòng 20 năm đã được rút lại.
Được biết, những nỗ lực nhằm chống lại hoạt động buôn lậu động thực vật hoang dã của các cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Mới đây, các cán bộ Hải quan tại cảng Hải Phòng đã nhận được Giấy khen của Tổng thư ký Công ước CITES./.
Đây chính là hồi chuông cảnh báo, giúp các nhà chức năng có những chính sách nghiêm ngặt hơn trong việc bảo tồn “ông Tượng.”
Mạng lưới này cũng đánh giá, tình trạng buôn bán ngà voi vẫn là vấn đề ở Việt Nam, mặc dù đã có lệnh cấm buôn bán ngà voi từ năm 1992.
Gần đây nhất, ngày 19/3, các cơ quan chức năng đã tịch thu gần 150 kg ngà voi (30 chiếc) được vận chuyển trái phép vào tỉnh Quảng Ninh trước khi đưa sang Trung Quốc để tiêu thụ.
Theo TRAFFIC, vụ bắt giữ này làm nổi bật tình trạng buôn bán trái phép ngà voi vẫn đang tiếp diễn gây nhức nhối ở toàn khu vực Đông Nam Á. Những kẻ buôn lậu động thực vật hoang dã câu kết với các tổ chức tội phạm có xu hướng buôn lậu ngà voi từ Châu Phi vào Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á để phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc để tái xuất sang các quốc gia khác.
Hiện, có trên 130 nước đang tham gia vào các cuộc thảo luận về ngà voi tại hội nghị về Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) hiện đang diễn ra tuần này tại Doha, Qatar.
Tại đây, các Chính phủ đã không chấp thuận cho hai nước Zambia và Tanzania bán ngà voi cũng như chuyển quần thể voi của hai nước này từ phụ lục có nguy cơ cao hơn xuống phụ lục nguy cơ thấp hơn. Một đề xuất của Kenia nhằm ngăn cản việc mua bán hợp pháp nhà voi trong vòng 20 năm đã được rút lại.
Được biết, những nỗ lực nhằm chống lại hoạt động buôn lậu động thực vật hoang dã của các cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Mới đây, các cán bộ Hải quan tại cảng Hải Phòng đã nhận được Giấy khen của Tổng thư ký Công ước CITES./.
Trung Hiền (Vietnam+)