Theo Ủy ban Olympic Việt Nam, đơn vị này đang nỗ lực hoàn thành đề án để giành quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á (Asiad) lần thứ 18, năm 2019.
Để giành quyền đăng cai đại hội lần này, Việt Nam đang phải cạnh tranh với: Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Đài Loan (Trung Quốc) và Indonesia, trong đó Indonesia được đánh giá là đối thủ nặng ký nhất.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều thế mạnh bởi các tiêu chí ổn định tình hình an ninh chính trị, được sự ủng hộ của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và có cơ sở hạ tầng tốt với nhiều nhà thi đấu đạt chuẩn cao, đáp ứng được các giải đấu quốc tế như: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cung thể thao Quần ngựa, nhà thi đấu các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm và được đánh giá thành công sau nhiều sự kiện thể thao lớn, nhất là SEA Games 22, Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3.
Ước tính nguồn ngân sách dự kiến để đăng cai tổ chức Đại hội này khoảng 150 triệu USD, trong đó có việc xây dựng các nhà thi đấu đa năng.
Hiện tại, Ủy ban Olympic Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ hoàn tất xây dựng đề án và chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ.
Nếu được đăng cai đại hội này, Việt Nam dự kiến tổ chức 35 môn thi đấu (26 môn Olympic bắt buộc) với sự tham gia của 11.000 huấn luyện viên, vận động viên đến từ 45 quốc gia ở khu vực châu Á. Thời gian dự kiến tổ chức Đại hội vào khoảng tháng 11 hoặc 12/2019, kéo dài trong 16 ngày.
Thành phố Hà Nội, đơn vị đăng cai tổ chức chính và các môn thi đấu được phân bổ các tỉnh thành vệ tinh như: Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết Bộ đang yêu cầu Ủy ban Olympic Việt Nam xây dựng lộ trình cụ thể cho việc vận động các nước ủng hộ Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, cần tính toán cách bố trí các địa điểm thi đấu làm sao thu hút được đông đảo người dân tham gia. Trong giai đoạn này, nền kinh tế của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên kinh phí khá eo hẹp, vì vậy việc huy động tối đa nguồn kinh phí từ xã hội hóa đang là vấn đề cần quan tâm./.
Để giành quyền đăng cai đại hội lần này, Việt Nam đang phải cạnh tranh với: Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Đài Loan (Trung Quốc) và Indonesia, trong đó Indonesia được đánh giá là đối thủ nặng ký nhất.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều thế mạnh bởi các tiêu chí ổn định tình hình an ninh chính trị, được sự ủng hộ của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và có cơ sở hạ tầng tốt với nhiều nhà thi đấu đạt chuẩn cao, đáp ứng được các giải đấu quốc tế như: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cung thể thao Quần ngựa, nhà thi đấu các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm và được đánh giá thành công sau nhiều sự kiện thể thao lớn, nhất là SEA Games 22, Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3.
Ước tính nguồn ngân sách dự kiến để đăng cai tổ chức Đại hội này khoảng 150 triệu USD, trong đó có việc xây dựng các nhà thi đấu đa năng.
Hiện tại, Ủy ban Olympic Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ hoàn tất xây dựng đề án và chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ.
Nếu được đăng cai đại hội này, Việt Nam dự kiến tổ chức 35 môn thi đấu (26 môn Olympic bắt buộc) với sự tham gia của 11.000 huấn luyện viên, vận động viên đến từ 45 quốc gia ở khu vực châu Á. Thời gian dự kiến tổ chức Đại hội vào khoảng tháng 11 hoặc 12/2019, kéo dài trong 16 ngày.
Thành phố Hà Nội, đơn vị đăng cai tổ chức chính và các môn thi đấu được phân bổ các tỉnh thành vệ tinh như: Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết Bộ đang yêu cầu Ủy ban Olympic Việt Nam xây dựng lộ trình cụ thể cho việc vận động các nước ủng hộ Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, cần tính toán cách bố trí các địa điểm thi đấu làm sao thu hút được đông đảo người dân tham gia. Trong giai đoạn này, nền kinh tế của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên kinh phí khá eo hẹp, vì vậy việc huy động tối đa nguồn kinh phí từ xã hội hóa đang là vấn đề cần quan tâm./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)