Đánh giá cao những nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian qua của Việt Nam nhưng theo ông Bindu Lohani, Phó chủ tịch Quản lý tri thức và Phát triển bền vững Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), nếu muốn tăng cường phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa, đặc biệt là trong việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
Phát biểu tại hội thảo “Những thách thức kinh tế tài chính toàn cầu năm 2012,” đại diện ADB cho rằng, nhiều doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp lớn có chung tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, tiêu tốn quá nhiều nguồn lực và để tuột mất nhiều cơ hội đầu tư đáng giá.
Đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên ông Lohani cho rằng, những động thái gần đây của chúng ta mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ. ADB cũng góp phần hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
“Chính phủ Việt Nam cũng cam kết sẽ cải cách thêm nhiều doanh nghiệp lớn khác và chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cải tổ những doanh nghiệp này,” ông Lohani nói.
Nói về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong vấn đề này, ông Young Chul Chang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổng công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Kamco) chia sẻ, sau khi Hàn Quốc tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp Nhà nước, năng lực của nhiều doanh nghiệp đã khác hẳn.
“Sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp này đã hoạt động hiệu quả hơn hẳn, năng lực cạnh tranh của nhiều nơi cũng đã thay đổi đáng kể,” ông Young Chul Chang nói.
Nói thêm về những khó khăn kinh tế mà nhiều nước phải đối mặt, đại diện Kamco đưa ra ý kiến, các nước cần có hệ thống quản lý khủng hoảng.
“Chúng ta cần nhận thức, khủng hoảng kinh tế bây giờ không còn như xưa chúng ta từng biết, vài thập kỷ mới xảy ra một lần. Vì thế, chúng ta luôn phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn,” Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Kamco nêu ra ý kiến.
Nói cụ thể hơn về Việt Nam, ông Bindu Lohani, đại diện ADB, cho rằng, Việt Nam cần dựa vào nguồn lực là thị trường trong nước.
Theo ông Lohani, Việt Nam đang thu được nhiều nguồn lợi từ việc mở rộng xuất khẩu sang các nước phát triển. Tuy nhiên, thành tựu ở nhiều nước trong khu vực cho thấy, những quốc gia phát triển tốt phải là nơi có thị trường trong nước mạnh mẽ và mở rộng xuất khẩu ngay tại châu Á.
“Việt Nam cần quan tâm hơn tới nhu cầu trong nước và khu vực,” ông Lohani nhận định.
Cũng nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó có việc tổng cầu trong nước giảm hay một số ngành công nghiệp chế biển có dấu hiệu suy giảm.
Ngoài ra, chỉ số hàng tồn kho tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái cùng với việc giải ngân ODA quý I có biểu hiện giảm cũng là thách thức không nhỏ với nền kinh tế trong nước.
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trong thời gian tới Việt Nam sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính đã đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng cũng như không để bùng phát lạm phát./.
Phát biểu tại hội thảo “Những thách thức kinh tế tài chính toàn cầu năm 2012,” đại diện ADB cho rằng, nhiều doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp lớn có chung tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, tiêu tốn quá nhiều nguồn lực và để tuột mất nhiều cơ hội đầu tư đáng giá.
Đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên ông Lohani cho rằng, những động thái gần đây của chúng ta mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ. ADB cũng góp phần hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
“Chính phủ Việt Nam cũng cam kết sẽ cải cách thêm nhiều doanh nghiệp lớn khác và chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cải tổ những doanh nghiệp này,” ông Lohani nói.
Nói về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong vấn đề này, ông Young Chul Chang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổng công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Kamco) chia sẻ, sau khi Hàn Quốc tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp Nhà nước, năng lực của nhiều doanh nghiệp đã khác hẳn.
“Sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp này đã hoạt động hiệu quả hơn hẳn, năng lực cạnh tranh của nhiều nơi cũng đã thay đổi đáng kể,” ông Young Chul Chang nói.
Nói thêm về những khó khăn kinh tế mà nhiều nước phải đối mặt, đại diện Kamco đưa ra ý kiến, các nước cần có hệ thống quản lý khủng hoảng.
“Chúng ta cần nhận thức, khủng hoảng kinh tế bây giờ không còn như xưa chúng ta từng biết, vài thập kỷ mới xảy ra một lần. Vì thế, chúng ta luôn phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn,” Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Kamco nêu ra ý kiến.
Nói cụ thể hơn về Việt Nam, ông Bindu Lohani, đại diện ADB, cho rằng, Việt Nam cần dựa vào nguồn lực là thị trường trong nước.
Theo ông Lohani, Việt Nam đang thu được nhiều nguồn lợi từ việc mở rộng xuất khẩu sang các nước phát triển. Tuy nhiên, thành tựu ở nhiều nước trong khu vực cho thấy, những quốc gia phát triển tốt phải là nơi có thị trường trong nước mạnh mẽ và mở rộng xuất khẩu ngay tại châu Á.
“Việt Nam cần quan tâm hơn tới nhu cầu trong nước và khu vực,” ông Lohani nhận định.
Cũng nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó có việc tổng cầu trong nước giảm hay một số ngành công nghiệp chế biển có dấu hiệu suy giảm.
Ngoài ra, chỉ số hàng tồn kho tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái cùng với việc giải ngân ODA quý I có biểu hiện giảm cũng là thách thức không nhỏ với nền kinh tế trong nước.
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trong thời gian tới Việt Nam sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính đã đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng cũng như không để bùng phát lạm phát./.
Xuân Dũng (Vietnam+)