Hiện nay, trước nguy cơ dịch cúm A/H7N9 có khả năng xâm nhập rất lớn vào Việt Nam, ngành y tế và nông nghiệp cần hơn 120 triệu USD để chủ động các hoạt động phòng chống và sẵn sàng đối phó với dịch
Đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho biết như vậy tại hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 ở Việt Nam, tổ chức sáng 6/5 tại Hà Nội, nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hoạt động điều tra hiện vẫn đang được tiếp tục nhằm xác định nguồn bệnh và phương thức lây truyền của virus cúm A/H7N9.
"Đến nay vẫn chưa có bằng chứng virus cúm A/H7N9 dễ dàng lây từ người sang người. Ở Việt Nam vẫn chưa có trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 nào được ghi nhận cả ở người và gia cầm,” ông Long khẳng định.
Trước tình hình dịch cúm A (H7N9) đang diễn biến phức tạp tại một số nơi ở Trung Quốc, ông Long bày tỏ quan ngại về khả năng xâm nhập và bùng phát dịch tại Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, sự giao lưu, qua lại của hành khách nhập cảnh cũng như trao đổi hàng hóa từ Trung Quốc rất lớn. Đặc biệt, hiện nay tồn tại tình trạng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc không được kiểm dịch... nên khả năng lây lan dịch là rất cao.
[Cúm gia cầm: Đằng sau sự yên ả là mối nguy lớn]
Đề cập đến nguồn kinh phí dự kiến, ông Vũ Sinh Nam – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, dựa trên những phân tích tổng hợp về tất cả các tình huống để ứng phó với cúm A/H7N9, ngành y tế Việt Nam dự kiến cần khoảng gần 115 triệu USD cho công tác phòng chống dịch.
Theo ông Nam, thông qua nguồn kinh phí trên, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông; tăng cường giám sát dịch tễ học nhằm phát hiện các ca bệnh, giám sát virus, vật chủ tại các điểm nguy cơ cao; tăng cường diễn tập phòng chống dịch; nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm, chẩn đoán xác định tại các viện vệ sinh dịch tễ; củng cố, xây dựng các khu cách ly… để phòng chống dịch.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, để phòng chống cúm A/H7N9, ngành nông nghiệp cần 5,5 triệu USD. Số kinh phí trên được dùng để đẩy mạnh các hoạt động như tập huấn cho các phòng thí nghiệm về chẩn đoán H7N9, xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ gia cầm, giám sát chợ gia cầm sống, tăng cường hoạt động quản lý vận chuyển qua biên giới, nghiên cứu phòng thí nghiệm và dịch tễ…
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, từ những kinh nghiệm thu được trong thời gian qua, ngành thú y và ngành y tế cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa và sớm có hành động để ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ loại bệnh mới nào có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người hay hoạt động buôn bán gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, đại diện các bộ cũng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng hiện nay đó là sự tham gia của cộng đồng quốc tế để có sự phối hợp chặt chẽ trong dự phòng, giám sát, ứng phó và truyền thông nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh cúm A/H7N9 đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian vừa qua Bộ đã tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán gia cầm tại các khu vực biên giới, đồng thời bộ cũng đã phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã tiến hành xét nghiệm hơn 500 mẫu gia cầm. Tất cả những xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính với virus cúm A/H7N9).
Trong thời gian đầu tháng 5 này, một chương trình giám sát đã được triển khai tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhằm theo dõi virus cúm A/H7N9 trên đàn gia cầm. Tại 60 chợ đầu mối và chợ gia cầm sống, 18.000 mẫu xét nghiệm cũng sẽ được thu thập từ các loại gia cầm.
Hội nghị ngày 6/5 được tổ chức trong khuôn khổ đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người, thông qua đó, Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế giúp đỡ huy động nguồn lực nhằm bảo đảm phát hiện sớm và phòng chống virus cúm A/H7N9, hạn chế lây lan, giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh dịch đối với cả con người lẫn gia cầm ở Việt Nam./.
Đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho biết như vậy tại hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 ở Việt Nam, tổ chức sáng 6/5 tại Hà Nội, nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hoạt động điều tra hiện vẫn đang được tiếp tục nhằm xác định nguồn bệnh và phương thức lây truyền của virus cúm A/H7N9.
"Đến nay vẫn chưa có bằng chứng virus cúm A/H7N9 dễ dàng lây từ người sang người. Ở Việt Nam vẫn chưa có trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 nào được ghi nhận cả ở người và gia cầm,” ông Long khẳng định.
Trước tình hình dịch cúm A (H7N9) đang diễn biến phức tạp tại một số nơi ở Trung Quốc, ông Long bày tỏ quan ngại về khả năng xâm nhập và bùng phát dịch tại Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, sự giao lưu, qua lại của hành khách nhập cảnh cũng như trao đổi hàng hóa từ Trung Quốc rất lớn. Đặc biệt, hiện nay tồn tại tình trạng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc không được kiểm dịch... nên khả năng lây lan dịch là rất cao.
[Cúm gia cầm: Đằng sau sự yên ả là mối nguy lớn]
Đề cập đến nguồn kinh phí dự kiến, ông Vũ Sinh Nam – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, dựa trên những phân tích tổng hợp về tất cả các tình huống để ứng phó với cúm A/H7N9, ngành y tế Việt Nam dự kiến cần khoảng gần 115 triệu USD cho công tác phòng chống dịch.
Theo ông Nam, thông qua nguồn kinh phí trên, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông; tăng cường giám sát dịch tễ học nhằm phát hiện các ca bệnh, giám sát virus, vật chủ tại các điểm nguy cơ cao; tăng cường diễn tập phòng chống dịch; nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm, chẩn đoán xác định tại các viện vệ sinh dịch tễ; củng cố, xây dựng các khu cách ly… để phòng chống dịch.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, để phòng chống cúm A/H7N9, ngành nông nghiệp cần 5,5 triệu USD. Số kinh phí trên được dùng để đẩy mạnh các hoạt động như tập huấn cho các phòng thí nghiệm về chẩn đoán H7N9, xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ gia cầm, giám sát chợ gia cầm sống, tăng cường hoạt động quản lý vận chuyển qua biên giới, nghiên cứu phòng thí nghiệm và dịch tễ…
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, từ những kinh nghiệm thu được trong thời gian qua, ngành thú y và ngành y tế cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa và sớm có hành động để ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ loại bệnh mới nào có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người hay hoạt động buôn bán gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, đại diện các bộ cũng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng hiện nay đó là sự tham gia của cộng đồng quốc tế để có sự phối hợp chặt chẽ trong dự phòng, giám sát, ứng phó và truyền thông nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh cúm A/H7N9 đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian vừa qua Bộ đã tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán gia cầm tại các khu vực biên giới, đồng thời bộ cũng đã phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã tiến hành xét nghiệm hơn 500 mẫu gia cầm. Tất cả những xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính với virus cúm A/H7N9).
Trong thời gian đầu tháng 5 này, một chương trình giám sát đã được triển khai tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhằm theo dõi virus cúm A/H7N9 trên đàn gia cầm. Tại 60 chợ đầu mối và chợ gia cầm sống, 18.000 mẫu xét nghiệm cũng sẽ được thu thập từ các loại gia cầm.
Hội nghị ngày 6/5 được tổ chức trong khuôn khổ đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người, thông qua đó, Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế giúp đỡ huy động nguồn lực nhằm bảo đảm phát hiện sớm và phòng chống virus cúm A/H7N9, hạn chế lây lan, giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh dịch đối với cả con người lẫn gia cầm ở Việt Nam./.
Thùy Giang - Nguyễn Tâm (Vietnam+)