Hội nghị thường niên lần thứ 36 của Hội đồng Quản trị Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã khai mạc vào sáng 13/2 tại thủ đô Rome.
Tham dự hội nghị, tổ chức trong hai ngày 13-14/2, có Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồi Lương Ngọc, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy, Vittorio Grilli, Chủ tịch IFAD Kanayo F. Nwanze, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế cùng đại diện của 167 nước thành viên IFAD.
Đoàn Việt Nam gồm ba thành viên do Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung dẫn đầu đã tham dự hội nghị. Chủ đề của Hội nghị Hội đồng quản trị lần này là “Sức mạnh của các quan hệ đối tác: Thúc đẩy các liên minh cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ bền vững.”
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch IFAD, ông F. Noande đã kêu gọi đoàn kết, quyết tâm nhằm đưa thế giới thoát khỏi cảnh đói nghèo. Theo ông, hiện trên thế giới có đến 1,29 tỷ người chỉ kiếm được dưới 1,25 USD một ngày, khoảng 870 triệu người, cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, phải đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm.
Vì vậy, để đảm bảo được an ninh lương thực và dinh dưỡng, điều cần thiết là phải phát triển bền vững và toàn diện nông thôn. Một khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ có thể tạo nên dòng chảy lợi ích kinh tế giữa nông thôn và thành thị, do đó các quốc gia sẽ có được sự phát triển cân bằng và bền vững.
Ông F. Noande hoan nghênh việc các nước thành viên đã cam kết thực hiện Đợt đóng góp ngân quỹ bổ sung lần thứ 9 cho IFAD (IFAD9) để tài trợ cho các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện nay, với các cam kết từ 79 quốc gia thành viên, IFAD9 đã đạt 1,38 tỷ USD trên tổng mục tiêu đặt ra là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu đã được công bố của IFAD là sẽ giúp 80 triệu người ở khu vực nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo vào năm 2015.
Ông F. Noande cũng tỏ ý kêu gọi các nước nên thực hiện sản xuất năng lượng sinh khối. Ông Noande cho biết hiện ở Trung Quốc, Zambia, Kenya, Pakistan, Rwanda và Việt Nam, người dân đã sản xuất thành công năng lượng từ khí mêtan, vốn được tạo ra bởi chất thải của người và động vật (các hệ thống biogas).
Do mêtan là chất khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nên việc đốt khí mêtan sinh học sẽ ít gây tổn hại đến bầu khí quyển cũng như sức khỏe con người. Và khi đã có được nguồn năng lượng tin cậy và có khả năng tái tạo, người ta sẽ ít sử dụng năng lượng từ việc đốt xăng và gỗ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích trong việc đảm bảo có thêm nguồn năng lượng cho khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Cũng trong ngày 13/2, Hội nghị Hội đồng Quản trị IFAD đã tiến hành bầu lại chức Chủ tịch IFAD và ông Noande đã tái trúng cử chức vụ này thêm một nhiệm kỳ thứ hai kéo dài bốn năm.
Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở đóng tại Rome. Khởi đầu ý tưởng thành lập IFAD được nêu ra tại Hội nghị Lương thực thế giới năm 1974.
Ngày 13/6/1976, Hiệp định về thành lập Quỹ được thông qua, tiếp đó tới ngày 20/12/1976 được ký chính thức và có hiệu lực từ ngày 30/11/1977.
Kể từ năm 1978 đến nay, IFAD đã đầu tư khoảng 13,7 tỷ USD dưới hình thức các khoản viện trợ và cho vay với lãi suất thấp cho các nước đang phát triển thông qua nhiều dự án, tạo điều kiện thuận lợi để khoảng 405 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
IFAD hiện có 167 thành viên, gồm những nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và những nước đang phát triển. Việt Nam là thành viên của IFAD kể từ năm 1997.
Trước đây, IFAD cũng đã giúp Việt Nam một số dự án phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Gần đây, quá trình phát triển năng động đã giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, qua đó có điều kiện tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của IFAD.
Hưởng ứng lời kêu gọi của IFAD, năm 2013, Việt Nam đã quyết định nâng cam kết đóng góp cho IFAD9 lên 600.000 USD so với mức 500.000 USD cho IFAD8./.
Tham dự hội nghị, tổ chức trong hai ngày 13-14/2, có Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồi Lương Ngọc, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy, Vittorio Grilli, Chủ tịch IFAD Kanayo F. Nwanze, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế cùng đại diện của 167 nước thành viên IFAD.
Đoàn Việt Nam gồm ba thành viên do Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung dẫn đầu đã tham dự hội nghị. Chủ đề của Hội nghị Hội đồng quản trị lần này là “Sức mạnh của các quan hệ đối tác: Thúc đẩy các liên minh cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ bền vững.”
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch IFAD, ông F. Noande đã kêu gọi đoàn kết, quyết tâm nhằm đưa thế giới thoát khỏi cảnh đói nghèo. Theo ông, hiện trên thế giới có đến 1,29 tỷ người chỉ kiếm được dưới 1,25 USD một ngày, khoảng 870 triệu người, cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, phải đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm.
Vì vậy, để đảm bảo được an ninh lương thực và dinh dưỡng, điều cần thiết là phải phát triển bền vững và toàn diện nông thôn. Một khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ có thể tạo nên dòng chảy lợi ích kinh tế giữa nông thôn và thành thị, do đó các quốc gia sẽ có được sự phát triển cân bằng và bền vững.
Ông F. Noande hoan nghênh việc các nước thành viên đã cam kết thực hiện Đợt đóng góp ngân quỹ bổ sung lần thứ 9 cho IFAD (IFAD9) để tài trợ cho các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện nay, với các cam kết từ 79 quốc gia thành viên, IFAD9 đã đạt 1,38 tỷ USD trên tổng mục tiêu đặt ra là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu đã được công bố của IFAD là sẽ giúp 80 triệu người ở khu vực nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo vào năm 2015.
Ông F. Noande cũng tỏ ý kêu gọi các nước nên thực hiện sản xuất năng lượng sinh khối. Ông Noande cho biết hiện ở Trung Quốc, Zambia, Kenya, Pakistan, Rwanda và Việt Nam, người dân đã sản xuất thành công năng lượng từ khí mêtan, vốn được tạo ra bởi chất thải của người và động vật (các hệ thống biogas).
Do mêtan là chất khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nên việc đốt khí mêtan sinh học sẽ ít gây tổn hại đến bầu khí quyển cũng như sức khỏe con người. Và khi đã có được nguồn năng lượng tin cậy và có khả năng tái tạo, người ta sẽ ít sử dụng năng lượng từ việc đốt xăng và gỗ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích trong việc đảm bảo có thêm nguồn năng lượng cho khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Cũng trong ngày 13/2, Hội nghị Hội đồng Quản trị IFAD đã tiến hành bầu lại chức Chủ tịch IFAD và ông Noande đã tái trúng cử chức vụ này thêm một nhiệm kỳ thứ hai kéo dài bốn năm.
Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở đóng tại Rome. Khởi đầu ý tưởng thành lập IFAD được nêu ra tại Hội nghị Lương thực thế giới năm 1974.
Ngày 13/6/1976, Hiệp định về thành lập Quỹ được thông qua, tiếp đó tới ngày 20/12/1976 được ký chính thức và có hiệu lực từ ngày 30/11/1977.
Kể từ năm 1978 đến nay, IFAD đã đầu tư khoảng 13,7 tỷ USD dưới hình thức các khoản viện trợ và cho vay với lãi suất thấp cho các nước đang phát triển thông qua nhiều dự án, tạo điều kiện thuận lợi để khoảng 405 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
IFAD hiện có 167 thành viên, gồm những nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và những nước đang phát triển. Việt Nam là thành viên của IFAD kể từ năm 1997.
Trước đây, IFAD cũng đã giúp Việt Nam một số dự án phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Gần đây, quá trình phát triển năng động đã giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, qua đó có điều kiện tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của IFAD.
Hưởng ứng lời kêu gọi của IFAD, năm 2013, Việt Nam đã quyết định nâng cam kết đóng góp cho IFAD9 lên 600.000 USD so với mức 500.000 USD cho IFAD8./.
Ngự Bình, Minh Đức, Phạm Thành/Rome (Vietnam+)