Là một Việt kiều chịu khó học hỏi, anh Lê Quốc Vi được mời làm thỉnh giảng viên ở trường Đại học Ubon Ratchathani Rajabhat cách đây khoảng 8-9 năm và ngẫu nhiên kiêm nghề phiên dịch cho các đoàn doanh nhân Thái Lan và Việt Nam.
Ngày trước, ký ức về quê hương với anh chỉ là những chuyện kể trong nỗi nhớ nhà của cha mẹ, vốn rời quê nhà qua Lào rồi sang lập nghiệp tận tỉnh Ubon Ratchathani từ thập niên 1940 đầy biến động.
Lê Quốc Vi cùng gia đình định cư ở Ubon Ratchathani, cách Bangkok khoảng trên 500km về phía đông bắc, là nơi tập trung khá đông bà con Việt kiều dù xa xứ mà vẫn trân trọng các giá trị văn hóa Việt.
Anh Lê Quốc Vi, tên tiếng Thái là Thawee Rungrotkhajonkul, tâm sự rằng hầu hết số người Việt qua lập nghiệp ở Ubon hồi đó đều không có chuyên môn nên rất nghèo khó. Do thời ấy bị phân biệt đối xử nên bà con không được làm những công việc mà người Thái đang làm, vì thế thường phải đi làm thuê, bốc vác hoặc may vá hay chạy chợ. Vì không thể đưa con em vào các trường học của Thái Lan được do vấn đề liên quan đến quốc tịch, bà con phải quần tụ và họp nhau tự mở lớp dạy tiếng mẹ đẻ, văn hóa và lịch sử Việt Nam cho con cháu biết nguồn gốc của mình.
Chính hoàn cảnh gian khó đã tạo nghị lực cho mọi người vươn lên, giúp Việt kiều ở Thái Lan dần vượt qua khó khăn và có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Từ nghề thợ điện, Lê Quốc Vi tích cực học hỏi và được mời tham gia dạy tiếng Việt - một trong các ngoại ngữ tự chọn - ở trường Đại học Ubon Rajabhat, tự soạn cả giáo trình để giảng dạy cho các sinh viên, học viên người Thái. Sau đó, được các công ty biết đến mời làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách Thái-Việt, anh thành “người đưa đường” cho những chuyến tìm hiểu cơ hội kinh doanh.
Ngoài khả năng hát tiếng Việt, tiếng Thái và nhiều ca khúc tiếng Anh khá hay, chính những chuyến đi cọ xát thực tế đã giúp Lê Quốc Vi có thêm kiến thức, trở thành một nhà tư vấn không chuyên cho các doanh nhân. Quen biết anh tại một cuộc hội thảo ở Khon Kaen được tổ chức vài năm trước để giới thiệu về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, sau đó tôi có dịp đến Ubon Ratchathani công tác và được anh nhiệt tình đón tới làm việc với Hội người Việt Nam trong tỉnh.
Ubon là một trong số các tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan duy trì đều phong trào học tiếng Việt ngoài giờ, do Hội người Việt Nam trong tỉnh hay bà con tự tổ chức cho con em mình. Mấy năm gần đây, Lê Quốc Vi đi lại gần như con thoi giữa Thái Lan và Việt Nam, với cuốn hộ chiếu đóng kín con dấu xác nhận qua các cửa khẩu của hai nước.
Khi thì anh dẫn doanh nhân Thái hay giới chức tỉnh Ubon đi tìm hiểu thị trường Việt Nam, lúc lại dẫn doanh nhân Việt Nam qua Thái Lan mua máy móc sản xuất. Những ngày cuối năm 2011, anh bận dịch các tài liệu phục vụ cho cuộc gặp gỡ giữa tám tỉnh của ba nước Thái Lan, Lào và Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác và giao thương qua biên giới khu vực.
Anh cho biết tiếng Việt được khuyến khích đưa vào chương trình dạy ngoại ngữ tại đây, sau khi Chính phủ Thái Lan có chính sách cho các trường học ở những tỉnh giáp biên giới với nước láng giềng nào thì cần học ngôn ngữ của quốc gia đó. Anh tham gia hoạt động này là muốn góp phần phổ biến văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam cho người Thái và các học viên quan tâm.
Trong dịp vui đón Năm mới, Hội người Việt Nam tại tỉnh Ubon và bà con địa phương tổ chức nhiều hoạt động để làm cho Tết cổ truyền của kiều bào ta diễn ra đầm ấm hơn ở xứ người. Những việc làm tích cực hướng về quê hương đất tổ của những người như anh Lê Quốc Vi và nhiều kiều bào khác hy vọng sẽ giúp tô đậm thêm bản sắc văn hóa Việt, tạo nên mùa Xuân đẹp mãi với cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước./.
Ngày trước, ký ức về quê hương với anh chỉ là những chuyện kể trong nỗi nhớ nhà của cha mẹ, vốn rời quê nhà qua Lào rồi sang lập nghiệp tận tỉnh Ubon Ratchathani từ thập niên 1940 đầy biến động.
Lê Quốc Vi cùng gia đình định cư ở Ubon Ratchathani, cách Bangkok khoảng trên 500km về phía đông bắc, là nơi tập trung khá đông bà con Việt kiều dù xa xứ mà vẫn trân trọng các giá trị văn hóa Việt.
Anh Lê Quốc Vi, tên tiếng Thái là Thawee Rungrotkhajonkul, tâm sự rằng hầu hết số người Việt qua lập nghiệp ở Ubon hồi đó đều không có chuyên môn nên rất nghèo khó. Do thời ấy bị phân biệt đối xử nên bà con không được làm những công việc mà người Thái đang làm, vì thế thường phải đi làm thuê, bốc vác hoặc may vá hay chạy chợ. Vì không thể đưa con em vào các trường học của Thái Lan được do vấn đề liên quan đến quốc tịch, bà con phải quần tụ và họp nhau tự mở lớp dạy tiếng mẹ đẻ, văn hóa và lịch sử Việt Nam cho con cháu biết nguồn gốc của mình.
Chính hoàn cảnh gian khó đã tạo nghị lực cho mọi người vươn lên, giúp Việt kiều ở Thái Lan dần vượt qua khó khăn và có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Từ nghề thợ điện, Lê Quốc Vi tích cực học hỏi và được mời tham gia dạy tiếng Việt - một trong các ngoại ngữ tự chọn - ở trường Đại học Ubon Rajabhat, tự soạn cả giáo trình để giảng dạy cho các sinh viên, học viên người Thái. Sau đó, được các công ty biết đến mời làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách Thái-Việt, anh thành “người đưa đường” cho những chuyến tìm hiểu cơ hội kinh doanh.
Ngoài khả năng hát tiếng Việt, tiếng Thái và nhiều ca khúc tiếng Anh khá hay, chính những chuyến đi cọ xát thực tế đã giúp Lê Quốc Vi có thêm kiến thức, trở thành một nhà tư vấn không chuyên cho các doanh nhân. Quen biết anh tại một cuộc hội thảo ở Khon Kaen được tổ chức vài năm trước để giới thiệu về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, sau đó tôi có dịp đến Ubon Ratchathani công tác và được anh nhiệt tình đón tới làm việc với Hội người Việt Nam trong tỉnh.
Ubon là một trong số các tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan duy trì đều phong trào học tiếng Việt ngoài giờ, do Hội người Việt Nam trong tỉnh hay bà con tự tổ chức cho con em mình. Mấy năm gần đây, Lê Quốc Vi đi lại gần như con thoi giữa Thái Lan và Việt Nam, với cuốn hộ chiếu đóng kín con dấu xác nhận qua các cửa khẩu của hai nước.
Khi thì anh dẫn doanh nhân Thái hay giới chức tỉnh Ubon đi tìm hiểu thị trường Việt Nam, lúc lại dẫn doanh nhân Việt Nam qua Thái Lan mua máy móc sản xuất. Những ngày cuối năm 2011, anh bận dịch các tài liệu phục vụ cho cuộc gặp gỡ giữa tám tỉnh của ba nước Thái Lan, Lào và Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác và giao thương qua biên giới khu vực.
Anh cho biết tiếng Việt được khuyến khích đưa vào chương trình dạy ngoại ngữ tại đây, sau khi Chính phủ Thái Lan có chính sách cho các trường học ở những tỉnh giáp biên giới với nước láng giềng nào thì cần học ngôn ngữ của quốc gia đó. Anh tham gia hoạt động này là muốn góp phần phổ biến văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam cho người Thái và các học viên quan tâm.
Trong dịp vui đón Năm mới, Hội người Việt Nam tại tỉnh Ubon và bà con địa phương tổ chức nhiều hoạt động để làm cho Tết cổ truyền của kiều bào ta diễn ra đầm ấm hơn ở xứ người. Những việc làm tích cực hướng về quê hương đất tổ của những người như anh Lê Quốc Vi và nhiều kiều bào khác hy vọng sẽ giúp tô đậm thêm bản sắc văn hóa Việt, tạo nên mùa Xuân đẹp mãi với cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)