Nhắc đến nhạc sĩ Phạm Tuyên, không chỉ các em thiếu nhi mà người lớn sẽ nhớ ngay đến những bài hát “sống mãi với thời gian” được đưa vào nhà trường hát trước các giờ học như "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Tiến lên đoàn viên", "Chú voi con ở Bản Đôn"…
Mỗi bài hát là một kỷ niệm
Ông có thể kể với độc giả những bài hát thiếu nhi đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Năm 1954 tôi viết bài "Tiến lên đoàn viên" để động viên các em thiếu niên tiền phong được chuyển lên đoàn viên vì tích cực hoạt động. Với mong muốn các em sẽ sống với lý tưởng của tuổi trẻ bằng cách viết rất nhẹ nhàng, vui tươi.
Sau này trong một dịp tổ chức chương trình tặng Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn, mọi người đã biểu diễn rất hay "Tiến lên đoàn viên" vì toàn là những người ở thế hệ đầu tiên từng hát bài hát đó. Họ có mời tôi lên giao lưu và tôi nói vui là “biết thế tôi không viết "Tiến lên đoàn viên" mà viết “Tiến lên Trung ương Ủy viên” (cười)!
Sau đó 2 năm (1956), nhân dịp Trung thu tôi viết bài "Chiếc đèn ông sao". Khi viết bài hát này tôi không nghĩ nó lại được cả người lớn yêu thích. Gần đây, tôi rất bất ngờ và thấy rất vui khi có một hãng bánh trung thu đến xin phép tôi được sử dụng bài hát trong quảng cáo bánh trung thu của họ.
Khi tỉnh ủy Đắk Lắk mời tôi đi sáng tác cho Tây Nguyên, ngoài tác phẩm viết cho người lớn, tôi viết "Chú voi con ở Bản Đôn". Sau khi ra đời, bài hát vang lên không chỉ ở Đắk Lắk qua đài phát thanh, truyền hình mà còn đi đến khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Khi ra ngoại thành Hà Nội, viết cho các em thiếu nhi ngoại thành, tôi lựa chọn chất liệu đồng dao như bài "Gánh gánh gồng gồng", "Bà còng đi chợ" nhưng sau đó đi đến đâu cũng nghe thấy các em hát.
Có kỷ niệm nào trong sáng tác của ông xuất phát từ chính tuổi thơ của ông (hay những người thân trong gia đình) không?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Khi con gái tôi đi học mẫu giáo, cô giáo biết tôi là nhạc sĩ nên có yêu cầu con gái tôi về nói với tôi viết một bài cho các cháu mẫu giáo. Lúc đầu tôi bảo với con “bố chưa biết viết cho mẫu giáo thế nào”. Con gái tôi nói “bố không viết là con không đi học”. Vậy là bài hát "Trường chúng cháu là trường mầm non" ra đời.
Mỗi tác phẩm của tôi ra đời, vợ tôi là người nghe đầu tiên. Là một giảng viên về tâm lý, bà giúp tôi nhận xét tác phẩm viết như thế có phù hợp với lứa tuổi đó không? Tôi nhận ra viết cho thiếu nhi vừa là vấn đề thử nghiệm vừa là vấn đề sư phạm.
Để viết cho thiếu nhi, không chỉ cần hiểu biết về tâm lý lứa tuổi mà cả về vấn đề sinh lý cũng quan trọng bởi tầm cữ giọng của từng lứa tuổi cũng khác nhau. Cho nên tôi viết không chung chung mà viết từ mẫu giáo, thiếu nhi đến thiếu niên.
Thiếu giáo viên âm nhạc trong nhà trường
Ông đúc kết hai vị giám khảo khó tính nhất là công chúng và thời gian. Vậy trong cuộc đời sáng tác của mình đã khi nào hai vị giám khảo đó làm khó cho ông chưa?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Mới đầu viết cho thiếu nhi có những bài tôi viết cứng nhắc, mang tính chất răn dạy. Nhưng sau khi đi thăm một số trường, thấy các cháu hát những bài do cô giáo tự sáng tác vì thiếu bài hát cho trẻ con nhưng nghe những câu hát như “Bạn ơi chùi mũi cho sạch” tôi thấy không còn gì là nghệ thuật nữa. Và cũng từ đó tôi viết khác đi. Thế mới biết viết cho thiếu nhi thực sự rất khó. Trẻ con thẩm định tác phẩm theo cách của chúng, đó là hay thì nhớ, dở thì quên.
Ông có gợi ý gì cho xã hội, nhà trường để việc giáo dục các em hiệu quả hơn thông qua các ca khúc trong nhà trường?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Trước đây, âm nhạc là một môn ngoại khóa nhưng nay cũng đã trở thành một môn học chính khóa. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tình trạng thiếu giáo viên. Tôi thấy ở các trường nông thôn, các cháu thiếu nhi rất thích hát nhưng vì không có giáo viên nên các cháu chỉ được nghe nhạc qua đài.
Vì vậy, những cơ quan chuyên trách như Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có những buổi ngoại khóa, bố trí cho trẻ đi chơi và tổ chức những cuộc bình bầu các bài hát hay. Đoàn Thanh niên cũng cần có những hoạt động như vận động sáng tác cho thiếu nhi. Viết hợp xướng về Thăng Long-Hà Nội cho các em
Trong khi các nhạc sĩ hiện nay chủ yếu chỉ tập trung sáng tác cho nhạc trẻ thì ông vẫn trăn trở với nhạc thiếu nhi. Bây giờ, ngay cả các cháu học sinh cấp 2 đã nghe nhạc nước ngoài, liệu có bao nhiêu phần trăm các cháu yêu nhạc thiếu nhi để ông dồn tâm trí?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Nhạc sĩ trẻ ngày nay được đào tạo rất cơ bản nhưng có được những bài hát đến với các em thiếu nhi hơi ít. Đào tạo một thế hệ có tâm huyết, có truyền thống về âm nhạc trong thời buổi hội nhập này là rất cần thiết và hội nhập thế nào để không bị lai căng. Ngày nay thanh thiếu niên nghe hip-hop hay rock không có gì sai nhưng phải là rock Việt Nam, hip-hop Việt Nam.
Chẳng hạn, lên Tây Nguyên, mọi người sẽ thấy có những bài người ta hát còn “rock” hơn cả những tác phẩm bây giờ. Những bài hát theo lối nhạc rap từ trong chính dân ca của mình khi người ta đọc lời theo nhịp và tiết tấu mà không cần âm nhạc. Đó cũng là tính dân tộc. Vì thế, các nhạc sĩ có thể dùng kỹ thuật của âm nhạc phương Tây để thổi vào hồn dân tộc trong các tác phẩm của mình thì hay hơn. Vì thế, nói như một nhà văn: “Đi đến tận cùng của dân tộc, ta sẽ gặp nhân loại”.
Ông có thể cho biết sáng tác mới nhất ông đang thực hiện?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Tôi đang viết dở hợp xướng về Thăng Long-Hà Nội cho các em thiếu nhi trong chương trình đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Ở tác phẩm này, có những chương như "Bên tượng đài Lý Thái Tổ", "Hát về Hồ Gươm", "Hà Nội 36 dãy phố" là những tên gọi rất gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc với các em.
Xin cảm ơn ông./.
Mỗi bài hát là một kỷ niệm
Ông có thể kể với độc giả những bài hát thiếu nhi đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Năm 1954 tôi viết bài "Tiến lên đoàn viên" để động viên các em thiếu niên tiền phong được chuyển lên đoàn viên vì tích cực hoạt động. Với mong muốn các em sẽ sống với lý tưởng của tuổi trẻ bằng cách viết rất nhẹ nhàng, vui tươi.
Sau này trong một dịp tổ chức chương trình tặng Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn, mọi người đã biểu diễn rất hay "Tiến lên đoàn viên" vì toàn là những người ở thế hệ đầu tiên từng hát bài hát đó. Họ có mời tôi lên giao lưu và tôi nói vui là “biết thế tôi không viết "Tiến lên đoàn viên" mà viết “Tiến lên Trung ương Ủy viên” (cười)!
Sau đó 2 năm (1956), nhân dịp Trung thu tôi viết bài "Chiếc đèn ông sao". Khi viết bài hát này tôi không nghĩ nó lại được cả người lớn yêu thích. Gần đây, tôi rất bất ngờ và thấy rất vui khi có một hãng bánh trung thu đến xin phép tôi được sử dụng bài hát trong quảng cáo bánh trung thu của họ.
Khi tỉnh ủy Đắk Lắk mời tôi đi sáng tác cho Tây Nguyên, ngoài tác phẩm viết cho người lớn, tôi viết "Chú voi con ở Bản Đôn". Sau khi ra đời, bài hát vang lên không chỉ ở Đắk Lắk qua đài phát thanh, truyền hình mà còn đi đến khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Khi ra ngoại thành Hà Nội, viết cho các em thiếu nhi ngoại thành, tôi lựa chọn chất liệu đồng dao như bài "Gánh gánh gồng gồng", "Bà còng đi chợ" nhưng sau đó đi đến đâu cũng nghe thấy các em hát.
Có kỷ niệm nào trong sáng tác của ông xuất phát từ chính tuổi thơ của ông (hay những người thân trong gia đình) không?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Khi con gái tôi đi học mẫu giáo, cô giáo biết tôi là nhạc sĩ nên có yêu cầu con gái tôi về nói với tôi viết một bài cho các cháu mẫu giáo. Lúc đầu tôi bảo với con “bố chưa biết viết cho mẫu giáo thế nào”. Con gái tôi nói “bố không viết là con không đi học”. Vậy là bài hát "Trường chúng cháu là trường mầm non" ra đời.
Mỗi tác phẩm của tôi ra đời, vợ tôi là người nghe đầu tiên. Là một giảng viên về tâm lý, bà giúp tôi nhận xét tác phẩm viết như thế có phù hợp với lứa tuổi đó không? Tôi nhận ra viết cho thiếu nhi vừa là vấn đề thử nghiệm vừa là vấn đề sư phạm.
Để viết cho thiếu nhi, không chỉ cần hiểu biết về tâm lý lứa tuổi mà cả về vấn đề sinh lý cũng quan trọng bởi tầm cữ giọng của từng lứa tuổi cũng khác nhau. Cho nên tôi viết không chung chung mà viết từ mẫu giáo, thiếu nhi đến thiếu niên.
Thiếu giáo viên âm nhạc trong nhà trường
Ông đúc kết hai vị giám khảo khó tính nhất là công chúng và thời gian. Vậy trong cuộc đời sáng tác của mình đã khi nào hai vị giám khảo đó làm khó cho ông chưa?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Mới đầu viết cho thiếu nhi có những bài tôi viết cứng nhắc, mang tính chất răn dạy. Nhưng sau khi đi thăm một số trường, thấy các cháu hát những bài do cô giáo tự sáng tác vì thiếu bài hát cho trẻ con nhưng nghe những câu hát như “Bạn ơi chùi mũi cho sạch” tôi thấy không còn gì là nghệ thuật nữa. Và cũng từ đó tôi viết khác đi. Thế mới biết viết cho thiếu nhi thực sự rất khó. Trẻ con thẩm định tác phẩm theo cách của chúng, đó là hay thì nhớ, dở thì quên.
Ông có gợi ý gì cho xã hội, nhà trường để việc giáo dục các em hiệu quả hơn thông qua các ca khúc trong nhà trường?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Trước đây, âm nhạc là một môn ngoại khóa nhưng nay cũng đã trở thành một môn học chính khóa. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tình trạng thiếu giáo viên. Tôi thấy ở các trường nông thôn, các cháu thiếu nhi rất thích hát nhưng vì không có giáo viên nên các cháu chỉ được nghe nhạc qua đài.
Vì vậy, những cơ quan chuyên trách như Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có những buổi ngoại khóa, bố trí cho trẻ đi chơi và tổ chức những cuộc bình bầu các bài hát hay. Đoàn Thanh niên cũng cần có những hoạt động như vận động sáng tác cho thiếu nhi. Viết hợp xướng về Thăng Long-Hà Nội cho các em
Trong khi các nhạc sĩ hiện nay chủ yếu chỉ tập trung sáng tác cho nhạc trẻ thì ông vẫn trăn trở với nhạc thiếu nhi. Bây giờ, ngay cả các cháu học sinh cấp 2 đã nghe nhạc nước ngoài, liệu có bao nhiêu phần trăm các cháu yêu nhạc thiếu nhi để ông dồn tâm trí?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Nhạc sĩ trẻ ngày nay được đào tạo rất cơ bản nhưng có được những bài hát đến với các em thiếu nhi hơi ít. Đào tạo một thế hệ có tâm huyết, có truyền thống về âm nhạc trong thời buổi hội nhập này là rất cần thiết và hội nhập thế nào để không bị lai căng. Ngày nay thanh thiếu niên nghe hip-hop hay rock không có gì sai nhưng phải là rock Việt Nam, hip-hop Việt Nam.
Chẳng hạn, lên Tây Nguyên, mọi người sẽ thấy có những bài người ta hát còn “rock” hơn cả những tác phẩm bây giờ. Những bài hát theo lối nhạc rap từ trong chính dân ca của mình khi người ta đọc lời theo nhịp và tiết tấu mà không cần âm nhạc. Đó cũng là tính dân tộc. Vì thế, các nhạc sĩ có thể dùng kỹ thuật của âm nhạc phương Tây để thổi vào hồn dân tộc trong các tác phẩm của mình thì hay hơn. Vì thế, nói như một nhà văn: “Đi đến tận cùng của dân tộc, ta sẽ gặp nhân loại”.
Ông có thể cho biết sáng tác mới nhất ông đang thực hiện?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Tôi đang viết dở hợp xướng về Thăng Long-Hà Nội cho các em thiếu nhi trong chương trình đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Ở tác phẩm này, có những chương như "Bên tượng đài Lý Thái Tổ", "Hát về Hồ Gươm", "Hà Nội 36 dãy phố" là những tên gọi rất gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc với các em.
Xin cảm ơn ông./.
(TT&VH/Vietnam+)