Ngày 15/4, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tổ chức ra mắt và triển khai hoạt động của Trung tâm Thalassemia (tan máu bẩm sinh).
Theo đó, Trung tâm Thalassemia được thành lập trên cơ sở đơn vị Thalassemia trực thuộc Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương xây dựng chiến lược tổng thể, tổ chức thực hiện, nghiên cứu, hợp tác, đào tạo trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho bệnh nhân thalassemia.
Bên cạnh đó, Trung tâm phát hiện người bệnh mang gen bệnh, quản lý người bệnh và nguồn người mang gen bệnh; tư vấn phòng bệnh và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân thalassemia... Từ đó, giảm tỷ lệ mắc mới trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi.
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu và phải điều trị suốt đời do bệnh thuộc nhóm bệnh di truyền - bẩm sinh.
Bệnh có ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau và có biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Trẻ bị bệnh thalassemia thường chậm phát triển về thể chất.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng trên 5 triệu người mang gen bệnh và hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị căn bệnh này.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng, điều trị suốt đời. Do đó, bệnh nhân thalassemia là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Biện pháp điều trị phổ biến là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt. Tuy nhiên, việc tiếp cận với điều trị còn hạn chế, do hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân và cũng do bệnh còn chưa được xã hội quan tâm đúng mức.
Biện pháp phòng bệnh tật tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc bị bệnh.
Hiện nay, bệnh nhân thalassemia trên cả nước đang được điều trị chính tại các bệnh viện nhi, bệnh viện huyết học-truyền máu và tại các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố. Việc tiệp cận chẩn đoán và điều trị đầy đủ về căn bệnh này còn chưa được thống nhất trên cả nước.
Riêng tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiện quản lý hơn 1.000 bệnh nhân thalassemia đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; hàng năm đón tiếp và tư vấn cho hơn 3.000 lượt người từ khắp nơi trên cả nước.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết: Việc ra đời Trung tâm Thalassemia sẽ tiếp tục giúp Viện thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như chẩn đoán, điều trị cho những bệnh nhân thalassemia; đồng thời nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Hiện Viện có bốn trung tâm gồm: trung tâm Hemophia (bệnh máu khó đông), trung tâm tế bào gốc, trung tâm đào tạo, trung tâm thalassemia và 33 khoa, phòng ban.../.
Theo đó, Trung tâm Thalassemia được thành lập trên cơ sở đơn vị Thalassemia trực thuộc Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương xây dựng chiến lược tổng thể, tổ chức thực hiện, nghiên cứu, hợp tác, đào tạo trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho bệnh nhân thalassemia.
Bên cạnh đó, Trung tâm phát hiện người bệnh mang gen bệnh, quản lý người bệnh và nguồn người mang gen bệnh; tư vấn phòng bệnh và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân thalassemia... Từ đó, giảm tỷ lệ mắc mới trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi.
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu và phải điều trị suốt đời do bệnh thuộc nhóm bệnh di truyền - bẩm sinh.
Bệnh có ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau và có biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Trẻ bị bệnh thalassemia thường chậm phát triển về thể chất.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng trên 5 triệu người mang gen bệnh và hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị căn bệnh này.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng, điều trị suốt đời. Do đó, bệnh nhân thalassemia là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Biện pháp điều trị phổ biến là truyền máu (truyền khối hồng cầu) và thải sắt. Tuy nhiên, việc tiếp cận với điều trị còn hạn chế, do hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân và cũng do bệnh còn chưa được xã hội quan tâm đúng mức.
Biện pháp phòng bệnh tật tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc bị bệnh.
Hiện nay, bệnh nhân thalassemia trên cả nước đang được điều trị chính tại các bệnh viện nhi, bệnh viện huyết học-truyền máu và tại các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố. Việc tiệp cận chẩn đoán và điều trị đầy đủ về căn bệnh này còn chưa được thống nhất trên cả nước.
Riêng tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiện quản lý hơn 1.000 bệnh nhân thalassemia đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; hàng năm đón tiếp và tư vấn cho hơn 3.000 lượt người từ khắp nơi trên cả nước.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết: Việc ra đời Trung tâm Thalassemia sẽ tiếp tục giúp Viện thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như chẩn đoán, điều trị cho những bệnh nhân thalassemia; đồng thời nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Hiện Viện có bốn trung tâm gồm: trung tâm Hemophia (bệnh máu khó đông), trung tâm tế bào gốc, trung tâm đào tạo, trung tâm thalassemia và 33 khoa, phòng ban.../.
(TTXVN)