Ngày 9/3, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) đã tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”
Các đại biểu, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu trực thuộc VASS đã có nhiều ý kiến sâu sắc, cụ thể đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các mục: lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, các quy định về an ninh quốc phòng, về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, các quy định về sở hữu đất đai, dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp.
Qua thảo luận, hầu hết các đại biểu nhất trí việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất cần thiết để phù hợp với tình hình đất nước và xu thế phát triển trên thế giới. Các điều khoản trong bản Dự thảo đã giải quyết được một số vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, một số điều khoản cần được làm rõ hoặc cân nhắc kỹ hơn về cách viết, cách diễn giải để bản Hiến pháp được chặt chẽ và khoa học hơn.
Đóng góp vào Chương I về Chế độ chính trị, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng với vai trò làm nền tảng cho các quy định ở các chương tiếp theo của Hiến pháp, có vị trí xuyên suốt, chi phối toàn bộ bản Hiến pháp, bởi vậy không nên lấy tên là “Chế độ chính trị” mà cần sửa thành “Những nguyên tắc chung” hoặc “Những quy định chung.”
Ngoài ra, cần bổ sung một điều nói về mục đích, vai trò và giá trị của Hiến pháp, phương thức thực hiện, hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp và trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thực hiện Hiến pháp.
Nói về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong dự thảo Hiến pháp, các đại biểu đều nhất trí việc nội dung này được chuyển từ Chương V lên Chương II là hết sức hợp lý, thể hiện được kết cấu logic của một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao các giá trị của quyền con người.
Thạc sỹ Nguyễn Linh Giang, Viện Nhà nước và Pháp luật nêu ý kiến Chương II đã thể hiện được gần như toàn bộ các quyền cơ bản và phổ biến của con người đã được ghi nhận trong các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp, Công ước quốc tế về quyền con người trên thế giới. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn thiếu một số quyền dành cho một số đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người khuyết tật...
Đối với các quy định về an ninh, quốc phòng, tiến sỹ Đặng Xuân Thanh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cho rằng nhìn chung, các quy định về quốc phòng, an ninh trong Dự thảo Hiến pháp về tổng thể đã được trình bày lại dưới dạng nguyên tắc, những định nghĩa súc tích, có tính khái quát và tính pháp lý cao. Vai trò, trách nhiệm pháp lý của quân đội nhân dân và công an nhân dân trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia được quy định rõ ràng hơn.
Tuy vậy, vẫn còn một số nội dung cần được chỉnh sửa bổ sung như: Nên thay từ “sự nghiệp” ở câu đầu của điều 69 bằng từ “nghĩa vụ” vì từ “sự nghiệp” có nghĩa là “những công việc to lớn có lợi ích chung và lâu dài cho toàn xã hội” để hướng tới, có thể hoàn thành cũng có thể không hoàn thành, hạn chế tính pháp lý cao trong quy định Hiến pháp; còn thiếu nhất quán trong sử dụng 3 khái niệm: bảo vệ tổ quốc, quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia...
Giáo sư-tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch VASS cho biết để thực hiện tốt việc tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ công nhân viên, Viện đã thành lập Ban thư ký phục vụ công tác thu thập, tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp. Các đơn vị trực thuộc VASS cũng được giao nhiệm vụ lên kế hoạch triển khai quán triệt cụ thể việc đóng góp ý kiến cho Hiến pháp. Đến nay, đã có 30/42 cơ quan trực thuộc nộp báo cáo góp ý bằng văn bản tới Ban thư ký.
Ngay sau hội thảo này, VASS sẽ tổ chức thêm 4 cuộc tọa đàm chuyên sâu về các nội dung của Hiến pháp, từ đó tập hợp đầy đủ các ý kiến và chuyển tới Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.
Các đại biểu, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu trực thuộc VASS đã có nhiều ý kiến sâu sắc, cụ thể đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các mục: lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, các quy định về an ninh quốc phòng, về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, các quy định về sở hữu đất đai, dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp.
Qua thảo luận, hầu hết các đại biểu nhất trí việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất cần thiết để phù hợp với tình hình đất nước và xu thế phát triển trên thế giới. Các điều khoản trong bản Dự thảo đã giải quyết được một số vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, một số điều khoản cần được làm rõ hoặc cân nhắc kỹ hơn về cách viết, cách diễn giải để bản Hiến pháp được chặt chẽ và khoa học hơn.
Đóng góp vào Chương I về Chế độ chính trị, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng với vai trò làm nền tảng cho các quy định ở các chương tiếp theo của Hiến pháp, có vị trí xuyên suốt, chi phối toàn bộ bản Hiến pháp, bởi vậy không nên lấy tên là “Chế độ chính trị” mà cần sửa thành “Những nguyên tắc chung” hoặc “Những quy định chung.”
Ngoài ra, cần bổ sung một điều nói về mục đích, vai trò và giá trị của Hiến pháp, phương thức thực hiện, hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp và trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thực hiện Hiến pháp.
Nói về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong dự thảo Hiến pháp, các đại biểu đều nhất trí việc nội dung này được chuyển từ Chương V lên Chương II là hết sức hợp lý, thể hiện được kết cấu logic của một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao các giá trị của quyền con người.
Thạc sỹ Nguyễn Linh Giang, Viện Nhà nước và Pháp luật nêu ý kiến Chương II đã thể hiện được gần như toàn bộ các quyền cơ bản và phổ biến của con người đã được ghi nhận trong các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp, Công ước quốc tế về quyền con người trên thế giới. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn thiếu một số quyền dành cho một số đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người khuyết tật...
Đối với các quy định về an ninh, quốc phòng, tiến sỹ Đặng Xuân Thanh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cho rằng nhìn chung, các quy định về quốc phòng, an ninh trong Dự thảo Hiến pháp về tổng thể đã được trình bày lại dưới dạng nguyên tắc, những định nghĩa súc tích, có tính khái quát và tính pháp lý cao. Vai trò, trách nhiệm pháp lý của quân đội nhân dân và công an nhân dân trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia được quy định rõ ràng hơn.
Tuy vậy, vẫn còn một số nội dung cần được chỉnh sửa bổ sung như: Nên thay từ “sự nghiệp” ở câu đầu của điều 69 bằng từ “nghĩa vụ” vì từ “sự nghiệp” có nghĩa là “những công việc to lớn có lợi ích chung và lâu dài cho toàn xã hội” để hướng tới, có thể hoàn thành cũng có thể không hoàn thành, hạn chế tính pháp lý cao trong quy định Hiến pháp; còn thiếu nhất quán trong sử dụng 3 khái niệm: bảo vệ tổ quốc, quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia...
Giáo sư-tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch VASS cho biết để thực hiện tốt việc tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ công nhân viên, Viện đã thành lập Ban thư ký phục vụ công tác thu thập, tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp. Các đơn vị trực thuộc VASS cũng được giao nhiệm vụ lên kế hoạch triển khai quán triệt cụ thể việc đóng góp ý kiến cho Hiến pháp. Đến nay, đã có 30/42 cơ quan trực thuộc nộp báo cáo góp ý bằng văn bản tới Ban thư ký.
Ngay sau hội thảo này, VASS sẽ tổ chức thêm 4 cuộc tọa đàm chuyên sâu về các nội dung của Hiến pháp, từ đó tập hợp đầy đủ các ý kiến và chuyển tới Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.
Thu Phương (TTXVN)