Viễn cảnh tồi tệ nhất của phe Dân chủ trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Phe Dân chủ có thể cần một ứng cử viên uy thế để tối đa hóa mọi cơ hội đánh bại đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump, song rõ ràng họ lại không muốn có một nhân vật như vậy.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden phát biểu tại một diễn đàn ở Detroit, bang Michigan ngày 24/7/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo The Hill, Đảng Dân chủ đang hướng tới một viễn cảnh tồi tệ nhất: Đề cử một ứng cử viên cực tả “không tên tuổi.”

Làm như vậy sẽ chẳng khác nào thổi phồng thất bại mà họ từng trải qua trong cuộc đua 2016 khi ứng cử viên Hillary Clinton đã giúp Donald Trump giành chiến thắng.

Cho đến thời điểm này, dường như đảng Dân chủ đem lại một cuộc đua nhiều thuận lợi hơn so với năm 2016 đối với Trump, chứ không phải đối với chính đảng này.

Theo thăm dò dư luận toàn quốc gần đây nhất mà tờ RealClearPolitics thực hiện đối với các ứng cử viên đảng Dân chủ, các kết quả gần như không có sự khác biệt so với cuộc thăm dò tiến hành trước khi diễn ra các cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên này.

Tức tỷ lệ ủng hộ đối với 8 ứng cử viên dẫn đầu của đảng Dân chủ không thay đổi và cựu Phó Tổng thống Joe Biden vẫn dẫn trước thượng nghị sỹ Bernie Sanders. Thế nhưng, những thay đổi nhỏ bé này lại hiện hữu hậu quả khôn lường đối với đảng Dân chủ.

Nhiều ý kiến cho rằng cựu Phó Tổng thống Biden đã mất rất nhiều điểm trong cuộc tranh luận đầu tiên, song đã gỡ lại trong cuộc tranh luận thứ hai. Tuy nhiên, ông Biden vẫn bị tụt lùi.

Quan trọng hơn, các ứng cử viên có ảnh hưởng và ưu thế mà ông Biden là đại diện cũng rớt tỷ lệ ủng hộ.

Trước khi diễn ra cuộc tranh luận đầu tiên, nhóm ứng cử viên Dân chủ có uy thế (do 4 ứng cử viên Biden, Bullock, Delaney và Hickenlooper đại diện) đạt tỷ lệ ủng hộ là 33,2%.

Tuy nhiên, hiện con số này rớt xuống còn 32,2%. Điều này có nghĩa là các ứng cử viên Dân chủ có uy thế khác đã không lấy đi tỷ lệ ủng hộ mà ông Biden đánh mất.

Không chỉ các ứng cử viên Dân chủ có uy thế bị mất tỷ lệ ủng hộ mà cả các ứng cử viên “chưa ngã ngũ” cũng để rớt điểm.

Trong khi đó, số ứng cử viên còn lại của đảng Dân chủ lại ghi thêm điểm, từ 55% tỷ lệ ủng hộ trước khi diễn ra cuộc tranh luận đầu tiên đến 57,2% vào thời điểm hiện tại. Những xu hướng này chỉ ra một vài kết luận như sau:

Không có một ứng cử viên Dân chủ uy lực nào ngoài ông Biden và tỷ lệ ủng hộ dành cho Biden không tăng thêm.

Nếu tồn tại một lực lượng nổi trội bao gồm các ứng cử viên của đảng Dân chủ thì về mặt logic, bất kỳ tỷ lệ ủng hộ nào mà Biden đánh mất sẽ chuyển sang ứng cử viên khác (thuộc lực lượng này).

Thế nhưng, điều này không xảy ra. Biden mất điểm đồng nghĩa toàn bộ phe Dân chủ mất điểm theo.

[Bầu cử Mỹ: Các chính khách Dân chủ ''bắn phá'' chính sách y tế]

Trong khi đó, các nghị sỹ Dân chủ khác lại không mặn mà tham gia cuộc chơi này dù “mảng sân” của họ không đông đối thủ.

Ví dụ, cả nghị sỹ Dân chủ cánh tả và nghị sỹ Dân chủ do dự không nhảy bổ vào cuộc chơi để chiếm lấy tỷ lệ ủng hộ của Biden mà ông đánh mất.

Ngược lại, họ bình thản ở yên vị để đợi những người ủng hộ lực lượng nghị sỹ Dân chủ uy thế chạy đến họ.

Nếu hai cuộc tranh luận không làm thay đổi động lực hướng về cánh tả trong cuộc đua tìm ứng cử viên trong nội bộ đảng Dân chủ mà ngược lại, lại cho xu hướng này cố thủ hơn nữa, thì điều gì sẽ xảy ra?

Cho dù tuyên bố rằng đánh bại Trump là ưu tiên hàng đầu và rằng Biden có ưu thế tốt nhất để giành được dự ủng hộ của cử tri trung dung để thực hiện ưu tiên hàng đầu này, nhưng phe Dân chủ rõ ràng muốn một ứng cử viên đến từ cánh tả.

Nếu số ứng cử viên cánh tả rời cuộc đua thì không có lý do gì để tin rằng lực lượng ủng hộ của họ sẽ chuyển vào Biden. Trong khi đó, Biden là một lựa chọn đáng giá duy nhất song lại đang yếu thế, với tỷ lệ ủng hộ “giậm chân tại chỗ” trong thời gian qua.

Phe Dân chủ có thể cần một ứng cử viên uy thế để tối đa hóa mọi cơ hội đánh bại Trump, song rõ ràng họ lại không muốn có một nhân vật như vậy.

Nếu nhìn lại cuộc đua tổng thống 2016 thì có thể thấy được phe Dân chủ đã khó nhọc như thế nào để có thể xoay chuyển mọi tình thế có lợi cho họ.

Trong cuộc đua 2016 ấy, bà Clinton là ứng cử viên uy tín và sáng giá nhất của phe Dân chủ, giành được 52% số phiếu ủng hộ của cử tri ôn hòa song vẫn thua cuộc.

Vậy thì làm sao một nghị sỹ Dân chủ cánh tả lại có thể chiếm được tỷ lệ ủng hộ của cử tri ôn hòa nhiều như bà Clinton đã làm được hồi ấy?

Nhiều ý kiến cho rằng phe Dân chủ sẽ cần thu hút được tỷ lệ cử tri ủng hộ nhiều hơn đáng kể vì lần này Trump sẽ có thể chiếm được sự ủng hộ lớn hơn từ lực lượng cử tri bảo thủ.

Nhìn bề ngoài, các cuộc tranh luận của các ứng cử viên Dân chủ đã không làm thay đổi được gì, nhưng bên trong nội bộ đảng, họ lại tỏ ra rằng mọi thứ đang thay đổi.

Điều gây tranh luận là liệu các cuộc tranh luận còn lại hoặc cuộc bỏ phiếu thực sự sẽ làm thay đổi mọi thứ hay không. Điều không thể tranh luận là phe Dân chủ đang ngả theo xu hướng thay đổi chính họ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục